Lập kế hoạch làm việc với phương pháp SMART – 5 bước mà bạn phải biết

SMART được biết đến là một phương pháp giúp lập kế hoạch hiệu quả và được nhiều người áp dụng cả trong học tập, công việc lẫn cuộc sống hàng ngày. Phương pháp SMART giúp bạn có một kế hoạch tim viec nhanh , học tập chi tiết, khả thi và có thể đạt được. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách lập kế hoạch làm việc với phương pháp SMART nhé!

Lập kế hoạch cụ thể rõ ràng (Specific)

Bước đầu tiên khi áp dụng phương pháp SMART là bạn phải đưa ra một kế hoạch cụ thể rõ ràng. Nếu mục tiêu cần đạt được quá lớn, bạn nên chia nhỏ từng công việc, từng nhiệm vụ mình cần phải làm để đạt được mục tiêu chung cuối cùng. Đưa ra công việc càng cụ thể càng tốt. Nếu bạn không có một kế hoạch chi tiết và rõ ràng, chắc chắn bạn sẽ không biết mình phải làm gì, nên bắt đầu từ đâu, dẫn đến việc chán nản và rất dễ bỏ cuộc.

Đơn cử, thay vì đặt một mục tiêu mơ hồ, lan man như học giỏi tiếng Anh, bạn hãy đưa một định hướng rõ ràng hơn chẳng hạn trong vòng 6 tháng tới đạt được IELTS 7.0 hay TOEIC 800. Như thế sẽ giúp bạn có một mục tiêu rõ ràng và có thể hình dung ra nó.

Có thể đo đếm được (Measurable)

Có nhiều người thường đặt cho mình những kế hoạch quá chung chung, chẳng hạn: mỗi ngày cần luyện nghe, nói, viết tiếng Anh. Nhưng lại không đưa ra thời gian cụ thể để học từng kỹ năng đó.

Thế nên, lập kế hoạch một cách hiệu quả bắt buộc bạn phải đính kèm với những con số cụ thể. Chẳng hạn, mỗi ngày dành ra một giờ để học nghe, 30 phút để học nói… Những con số này có thể giúp bạn đo lường được thời gian và đánh giá kết quả làm việc của mình hàng ngày. Hơn thế nữa, bạn nên đưa ra số lượng bài cụ thể mình cần hoàn thành trong một ngày, điều này giúp bạn dễ dàng kiểm soát được quá trình học tập cũng như kết quả bản thân đạt được mỗi ngày. Qua đó giúp bạn đo lường được kết quả của mình mỗi tuần, mỗi tháng.

Khả thi và có khả năng làm được (Achievable)

Một sai lầm của những người đặt mục tiêu là đôi khi bạn quá đề cao mình mà đặt ra những điều vượt quá khả năng. Bởi một mục tiêu quá lớn và vượt qua giới hạn của bạn sẽ khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi, chán nản và chắc chắn là sẽ bỏ cuộc.

Thế nên, bạn hãy đặt một mục tiêu nằm trong khả năng của mình và có thể làm được, điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, giải tỏa được áp lực và sẽ giúp bạn đạt được kết quả mình mong muốn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn không thể đặt ra những mục tiêu quá cao. Thay vì thế hãy đưa ra kế hoạch cho từng giai đoạn, đặt ra những mục tiêu nhỏ trước, từng bước hoàn thành để tiến đến một kết quả cao hơn.

Kế hoạch thực tế và có liên quan đến mục tiêu của bạn (Relevant)

Yêu cầu tiếp theo trong lập kế hoạch làm việc với phương pháp SMART là bạn phải đưa ra một kế hoạch có liên quan đến mục tiêu của mình. Chẳng hạn, bạn đặt ra mục tiêu là đi du học tại Úc trong vòng 1 năm tới, thế nên bạn cần trau dồi tiếng Anh hàng ngày để thực hiện mục tiêu đó. Chứ không phải bạn đặt ra mục tiêu đi du học Úc nhưng lại lập kế hoạch trau dồi tiếng Pháp, tiếng Đức… Tóm lại, kế hoạch phải thực tế và có liên quan đến tầm nhìn chung của mình.

Lập thời hạn để đạt được mục tiêu (Time Bound)

Mỗi kế hoạch đưa ra phải gắn liền với một mốc thời gian hoàn thành cụ thể (có thể được gọi là deadline). Điều này giúp bạn giới hạn được thời gian mình cần thực hiện mục tiêu là bao lâu, qua đó bạn sẽ có thêm động lực, biết cách tự hối thúc bản thân hoàn thành đúng hạn kế hoạch đã đưa ra.

Mục tiêu phải gắn liền với kế hoạch hành động, và hai yếu tố này là những kim chỉ nam giúp bạn thành công và đạt được những điều mình muốn. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết cách đặt mục tiêu và lập kế hoạch làm việc với phương pháp SMART một cách hiệu quả.

Barber Là Gì? Vai Trò Và Những Kỹ Năng Cần Có

Hiện nay, ngày càng có nhiều vị trí công việc liên quan đến việc làm đẹp phát triển mạnh mẽ, từ làm tóc, làm móng, trang điểm, phối đồ… Mỗi công việc đều có những ưu điểm, những điều thú vị riêng. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu về một vị trí được nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là ở nam giới, đó chính là Barber.

Barber là gì?

Barber là từ ngữ bắt nguồn từ phương Tây, ở Việt Nam chúng ta thường hiểu theo nghĩa Barber là những thợ cắt tóc cho nam giới, làm những công việc liên quan đến tạo kiểu, chăm sóc tóc và râu theo yêu cầu của khách hàng để cải thiện ngoại hình của họ.

Nghề Barber đã xuất hiện từ rất lâu đời. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nghề Barber đã xuất hiện ở nước Ai Cập cổ đại từ khoảng 3500 Trước Công Nguyên. Trong văn hóa người Ai Cập thời ấy, Barber được xem như những ngôi sao nổi tiếng. Trong văn hóa châu Âu, những người đàn ông thường đến Barber shop trong những con phố sầm uất để cắt tóc, tạo kiểu, cạo râu và chăm sóc tóc. Dần dần, các quốc gia châu Á cũng hòa nhập với văn hóa này. Kể cả Việt Nam, giờ đây ta có thể bắt gặp nhiều Barber shop trên đường phố.

Nhiệm vụ của các Barber gồm những gì?

Barber hiện nay là những chuyên gia trong lĩnh vực làm râu, tóc cho nam giới và họ có nhiệm vụ phục vụ khách hàng hài lòng theo yêu cầu mà khách hàng đưa ra. Sau đây là một số công việc mà hầu như mọi Barber từ những cửa hàng khác nhau đều phục vụ khách hàng:

  • Cắt, tỉa, cạo và tạo kiểu tóc cho khách hàng.
  • Đề xuất, tư vấn kiểu tóc, râu phù hợp với khách hàng.
  • Hướng dẫn cách chăm sóc râu, tóc hoặc tư vấn điều trị các vấn đề về tóc.
  • Đảm bảo dụng cụ cắt tóc được vệ sinh và cửa hàng luôn trong tình trạng ngăn nắp, sạch sẽ.
  • Cạo râu, tạo kiểu râu cho khách hàng có nhu cầu.
  • Gội đầu kết hợp mát xa đầu.
  • Trò chuyện với khách trong quá trình thực hiện dịch vụ.
  • Cập nhật các xu hướng hiện tại về râu, tóc.
  • Nâng cao kiến thức về chăm sóc râu tóc và kỹ thuật cắt, tạo kiểu tóc.

Những kỹ năng mà một Barber cần có

Khả năng sáng tạo

Các xu hướng thay đổi liên tục hằng ngày nên các Barber phải đảm bảo họ không tụt lại phía sau, đặc biệt ngày nay nghề Barber có nhiều đối thủ. Cùng với việc bắt kịp xu hướng, Barber cần có khả năng sáng tạo để tạo nên các kiểu tóc phù hợp với đối tượng khách hàng.

Khả năng chăm sóc khách hàng

Xây dựng lượng khách hàng ổn định cũng là một việc quan trọng mà các Barber cần làm để duy trì cửa hàng của mình. Để làm được điều, ngoài việc tập trung nâng cao tay nghề, các Barber cần học cách ứng xử, chăm sóc khách hàng một cách thân thiện, khéo léo để nâng cao số lượng khách hàng quay lại cửa hàng.

Đồng cảm và biết cách lắng nghe

Mỗi khách hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau. Một Barber chuyên nghiệp là biết cách lắng nghe khách hàng và hiểu họ mong muốn điều gì. Từ đó mới có thể đạt được sự hài lòng của từng khách hàng.

Sức bền tốt

Là một Barber nghĩa là bạn thể làm việc với tư thế ngồi cả ngày như một nhân viên văn phòng mà buộc phải đứng và đi lại gần như cả ngày, đặc biệt vào những ngày cao điểm. Nếu xác định trở thành một Barber, hãy rèn luyện cho mình một cơ thể có sức khỏe thật tốt.

Làm việc có tổ chức và ngăn nắp

Giữ cho nơi làm việc sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh dụng cụ, ăn mặc gọn gàng là những việc thiết yếu, đáp ứng yêu cầu ở vị trí Barber. Nếu không có tính tổ chức và ngăn nắp, cửa hàng của bạn dễ dàng trở thành một mớ hỗn độn với dụng cụ bày bừa, sàn nhà không sạch sẽ. Điều này sẽ làm mất điểm nghiêm trọng trong mắt khách hàng.

Quản lý thời gian

Trong trường hợp Barber shop của bạn đã có một lượng khách hàng ổn định và trở nên đông khách trong những ngày lễ thì khả năng quản lý thời gian là vô cùng quan trọng. Barber cần biết sắp xếp lịch hẹn hợp lý, dự đoán khoảng thời gian thực hiện dịch vụ cho từng khách để đảm bảo khách hàng đến cửa hàng theo lịch hẹn không bị đời quá lâu.

Phân biệt Barber shop và hair salon

Thông thường, Barber shop hướng đến khách hàng mang nét cổ điển, hơi hướng châu Âu với các kiểu cạo, cắt nam tính, không rườm rà, màu sắc. Đặc biệt, Barber shop thường có các dịch vụ Barber tattoo ngay trên tóc cho khách hàng. Ở Barber shop thường rất ít thợ chính là nữ. Các Barber thường là các chàng trai mang vẻ ngoài cá tính nhưng vẫn nam tính.

Trong khi đó, hair salon thường dành cho cả nam và nữ. Thợ làm tóc ở hair salon cũng chuyên hơn về các sản phẩm về tóc, các màu tóc sặc sỡ, dịch vụ có sử dụng hóa chất và phục hồi tóc. Nếu bạn muốn sở hữu mái tóc trendy, cần uốn, duỗi, nhuộm và cắt tạo kiểu đặc biệt thì nên đến hair salon. Những bạn trẻ hiện đại thích phong cách bắt mắt, nổi bật cũng nên tham khảo các dịch vụ ở hair salon hơn là Barber shop.

Trên đây là bài viết về Barber shop là gì và những kỹ năng cần có để trở thành Barber. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin bổ ích mà bạn đang tìm kiếm.

Trung Thực Là Gì? Vì Sao Trung Thực Trong Công Việc Lại Quan Trọng?

Để trở thành một người được nhận được sự tín nhiệm của sếp và sự tin tưởng từ đồng nghiệp không phải là một điều dễ dàng. Ngoài năng lực làm việc xuất sắc, bạn cần phải có những đức tính tốt, thể hiện rõ qua cách xử xự với mọi người và trong quá trình làm việc. Một trong những đức tính quan trọng nhất đó là trung thực. Trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu trung thực là gì, biểu hiện của người có đức tính trung thực và vì sao trung thực trong công việc lại vô cùng quan trọng.

Trung thực là gì?

Trung thực là từ chỉ những người có tính cách thẳng thắn, liêm khiết. Người trung thực không nói dối hay có hành động không đứng đắn để đạt được mục đích cá nhân. Trung thực là tôn trọng lẽ phải, nghiêm túc tuân theo những chuẩn mực đạo đức hoặc những quy định được đặt ra ở bất cứ đâu như công ty, nơi ở, nơi công cộng…

Biểu hiện của người trung thực

Tính trung thực ở một người được thể hiện qua cả lời nói và hành động họ. Sau đây là một vài biểu hiện tiêu biểu mà bạn có thể nhận thấy rõ nhất ở một người trung thực:

Không nói dối và thảo mai

Tôn thờ sự thật là một đức tính rõ ràng nhất ở một người trung thực. Cách họ ứng xử và trò chuyện thể hiện họ đang nghĩ gì. Họ không cố gắng lấy lòng, nịnh bợ ai để mua chuộc lợi ích cho bản thân mà cư xử đúng với cách mà họ cảm nhận về người đối diện. Điều này hoàn toàn khác với việc quá thẳng tính đến thô lỗ, bất lịch sự hay không khôn khéo trong giao tiếp. Người trung thực vẫn biết cách khôn khéo thể hiện suy nghĩ, cảm xúc đủ để người đối diện hiểu mà không làm họ thấy khó chịu, mất cảm tình.

Có quy tắc sống của bản thân và luôn tuân theo chúng

Những người có tính trung thực thường đặt ra cho bản thân những quy tắc, kỷ luật riêng và họ luôn cố gắng tuân theo chúng. Dù cho hoàn cảnh có thay đổi thì họ cũng thường không thay đổi quy tắc của riêng mình. Tôn thờ sự thật cũng là một trong những quy tắc điển hình của người trung thực.

Biết giữ lời hứa, lời nói đi kèm với hành động

Người trung thực luôn cố gắng giữ lời hứa. Họ biết cách giữ chữ tín và có trách nhiệm với từng lời nói của bản thân. Họ không nói những lời hoa mỹ, xa vời mà thường là những điều thực tế, sự thật. Người trung thực không nói dối nên họ sẽ hứa những điều mà họ biết rằng bản thân sẽ làm được.

Luôn nhìn thẳng khi giao tiếp, ánh mắt chính trực 

Việc một người có đang nói dối hay không thường thể hiện rất rõ trong ánh mắt. Nếu một người nói dối, họ thường tránh ánh nhìn trực tiếp từ đối phương, liên tục đảo mắt hay chớp mắt. Người trung thực thường chắc chắn, kiên định với lời nói của họ và bạn cũng có thể cảm nhận qua hành động dứt khoát của họ.

Vì sao trung thực trong công việc lại quan trọng?

Nâng cao danh tiếng của bản thân

Trung thực là một cách quan trọng để danh tiếng của bạn được xây dựng vững chắc. Ai trong chúng ta đều muốn hợp tác, làm việc chung với một người trung thực, ngay thẳng đúng không nào? Khi bạn dành được niềm tin từ đối tác, khách hàng thì công việc kinh doanh cũng thuận lợi hơn rất nhiều từ đó thu hút nhiều khách hàng hơn nữa. Các mối quan hệ làm ăn cũng lâu dài và bền chặt hơn.

Nhận được sự tin tưởng từ mọi người xung quanh

Một người trung thực thường nhận được sự tín nhiệm của cấp trên. Sếp của bạn cảm thấy an tâm khi giao nhiệm vụ quan trọng cho bạn và lắng nghe những vấn đề bạn đặt ra. Ngoài ra, nếu bạn là một nhà lãnh đạo, sự trung trực, ngay thẳng sẽ giúp bạn có được sự tin tưởng từ đồng nghiệp, nhân viên cấp dưới. Từ đó, vị trí của bạn trong công ty sẽ được vững chắc hơn rất nhiều.

Nâng cao cơ hội thăng tiến

Khi bạn đã có sự tín nhiệm từ mọi người trong môi trường làm việc và danh tiếng tốt thì có nghĩa bạn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Việc thăng tiến không phải là điều dễ dàng, ngoài thể hiện khả năng, kiến thức trong quá trình dài làm việc, bạn cần có những đức tính khiến cấp trên cảm thấy hài lòng và tin tưởng.

Lan tỏa năng lượng tích cực cho môi trường làm việc

Khi một văn hóa công ty được xây dựng dựa trên sự trung thực, tin tưởng thì chắc chắn môi trường làm việc sẽ lành mạnh và thoải mái hơn nhiều. Khi một người thể hiện rõ ràng sự trung thực trong công việc, nó sẽ lan tỏa tích cực đến những xung quanh, thúc đẩy đồng nghiệp cũng suy nghĩ và làm việc theo chiều hướng như thế. Từ đó mọi người sẽ tôn trọng, tin tưởng nhau hơn và công việc cũng trở nên suôn sẻ hơn.

Trên đây là bài viết về trung thực là gì, biểu hiện của trung thực và lý do đức tính trung thực lại quan trọng trong môi trường làm việc. Hy vọng bài viết đem lại cho bạn những thông tin bổ ích giúp bạn xây dựng con đường sự nghiệp ngày một tốt hơn.

Nguồn Lực Là Gì? Phân Loại Và Cách Quản Lý Các Nguồn Lực

Để một doanh nghiệp phát triển và hoạt động hiệu quả lâu dài cần rất nhiều yếu tố. Trong đó, nguồn lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Trong bài viết sau, hãy cùng tìm hiểu về nguồn lực là gì, các loại nguồn lực chính và cách quản lý nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp hiện nay.

Nguồn lực của doanh nghiệp là gì?

Trong kinh doanh, nguồn lực là bất cứ những gì có thể sử dụng được để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Điều này có nghĩa nguồn lực bao gồm tài nguyên vật chất như đất đai, nguyên liệu thô, cơ sở vật chất, thiết bị…, cũng như nguồn nhân lực như lực lượng lao động, trí tuệ…

Tầm quan trọng của nguồn lực

Có thể nói, nguồn lực chính là sức mạnh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có những điều kiện, nguồn lực khác nhau nên cũng sẽ có sự phát triển khác nhau. Để tạo ra giá trị, doanh nghiệp phải biết cách kết hợp các nguồn lực một cách hiệu quả. Một doanh nghiệp thành công nhất khi họ có thể tạo ra nhiều giá trị nhất với ít nguồn lực nhất.

Một nguồn lực có giá trị hay không phụ thuộc vào cách nó được sử dụng như thế nào. Khi nguồn lực được doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả sẽ được đánh giá là có giá trị hơn các nguồn lực khác. Đây cũng là một lý do khiến các doanh nghiệp luôn không ngừng tìm kiếm những cách thức mới để sử dụng nguồn lực đang sở hữu một cách hiệu quả nhất.

Phân loại các nguồn lực của doanh nghiệp

Tuy tồn tại rất nhiều nguồn lực nhưng không phải nguồn lực nào cũng quan trọng như nhau. Có 3 loại nguồn lực chính trong kinh doanh: Con người, vốn và vật chất.

Nguồn nhân lực – Human Resource

Nguồn nhân lực là những người làm việc trong doanh nghiệp. Những người này cung cấp lao động cần thiết để sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hay hỗ trợ điều hành hoạt động doanh nghiệp. Có thể nói nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực có vai trò quan trọng nhất.

Nguồn nhân lực bao gồm cả trí lực và thể lực. Nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp tạo ra các giá trị thuộc về trí tuệ, tri thức và nâng cao trình độ. Một doanh nghiệp có nguồn nhân lực mạnh mẽ sẽ được thúc đẩy phát triển nhanh, cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

Nguồn lực vật chất

Nguồn lực vật chất bao gồm các yếu tố mang tính hữu hình như không gian làm việc, văn phòng, cơ sở vật chất, thiết bị sản xuất, nguyên liệu thô… Nếu không có nguồn lực vật chất, doanh nghiệp khó có thể hoạt động hiệu quả và tồn tại lâu dài. Mặc dù nguồn lực vật chất trong một số trường hợp không phải là yếu tố bắt buộc nhưng một doanh nghiệp có nguồn lực vật chất tốt, hiện đại sẽ có tính ổn định, bước đệm vững chắc để thành công phát triển.

Nguồn vốn

Tiền mặt, tín dụng, chủ sở hữu, nợ phải trả… là những yếu tố thuộc nguồn vốn. Doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào cùng cách sử dụng vốn hiệu quả sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh mang về nhiều lợi nhuận. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức sẽ có những quy định, khuôn khổ để lập kế hoạch, kiểm soát và sử dụng các nguồn vốn nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Cách quản lý và sử dụng nguồn lực hiệu quả

Phân bổ nguồn lực hiệu quả

Việc phân bổ nguồn lực thường áp dụng nhiều khi bạn sử dụng nguồn nhân lực. Để làm được điều này, bạn cần hiểu rõ kỹ năng, trình độ và khả năng của nguồn nhân lực mình đang sở hữu. Bạn cũng có thể xếp hạnh, sàng lọc nhân viên theo trình độ, năng lực theo hiệu quả công việc hay báo cáo hàng tháng.

Xác định tần suất sử dụng nguồn lực

Sử dụng nguồn lực là một kỹ năng quản lý giúp ta có thể nhìn thấy giá trị của nguồn lực trong một khoảng thời gian nhất định và xác định xem nguồn lực ấy đang được sử dụng quá mức hay chưa được sử dụng triệt để. Điều này rất quan trọng vì một số nghiên cứu cho thấy rằng những nguồn lực bị sử dụng quá mức sẽ trở nên cạn kiệt, yếu đi.

Cân bằng nguồn lực

Cung và cầu có thể được cân bằng thông qua việc cân bằng các nguồn lực. Để đảm bảo doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nguồn nhân lực, bạn cần xem xét số lượng nguồn lực, giá trị và khả năng mà nguồn lực đó đem lại cho doanh nghiệp là gì.

Dự đoán nguồn lực có giá trị

Bên cạnh việc đảm bảo các nguồn lực hiện tại giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì việc dự đoán những nguồn lực cần cho dự án trong tương lai cũng rất quan trọng. Điều này đòi hỏi bạn phải có kế hoạch trước, liên tục duy trì được sự cân bằng nguồn lực và nhận thức được giá trị thực sự của nguồn lực cũng như vị trí của doanh nghiệp. Khả năng đưa ra dự đoán chính xác, nhận biết các xung đột tiềm ẩn và sắp xếp thứ tự ưu tiên các nguồn lực theo thời gian đều là việc tiến hành dự báo nguồn lực.

Lợi ích của việc quản lý các nguồn lực hiệu quả

Quản lý tốt các nguồn lực đang sở hữu giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và ngày càng phát triển trong lĩnh vực chuyên môn. Một số lợi ích có thể kể đến như:

  • Giảm thiểu xung đột trong môi trường làm việc: Khi các nguồn lực được quản lý tốt, các nhóm và cá nhân có thể cảm nhận được họ có những gì họ cần, từ đó xung đột cũng ít xảy ra hơn, đồng thời cũng có hướng giải quyết phù hợp khi có xung đột xảy ra.
  • Nâng cao năng suất làm việc: Các nguồn lực được sử dụng đúng mục đích và phân bổ, kết hợp hiệu quả sẽ giúp quy trình làm việc được diễn ra nhanh chóng, ít hao tổn tài nguyên.
  • Nâng cao hiệu quả công việc: Khi năng suất làm việc được nâng cao, ít xung đột, có đủ các giá trị để tiếp tục hoạt động thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả công việc cao cho doanh nghiệp.

Bài viết trên đây là về nguồn lực là gì, phân loại và những cách quản lý nguồn lực. Hy vọng bài viết đem lại cho bạn những thông tin bổ ích và cần thiết.

Khôn Lỏi Là Gì? Biển Hiện Của Người Khôn Lỏi, Phân Biệt Khôn Lỏi Và Khôn Ngoan

Trên con đường sự nghiệp chắc hẳn ai trong chúng ta đều gặp qua rất nhiều con người với những tính cách khác nhau. Sẽ có những người giúp hỗ trợ ta, cùng ta thăng tiến và cũng sẽ có những người mang lại cho ta những cảm xúc tiêu cực hay cần phải có cách ứng xử khôn khéo khi tiếp xúc với họ. Trong bài viết dưới đây, ta sẽ cùng tìm hiểu về khôn lỏi, một tính cách mà chắc hẳn nhiều người trong chúng ta cần từng gặp trong công việc.

Khôn lỏi là gì?

Khôn lỏi là từ chỉ những người có tính cách luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu, muốn có được cái lợi trước mắt mà có thể dùng mọi thủ đoạn để dành lấy. Những người khôn lỏi không quan tâm thủ đoạn của họ có ảnh hưởng đến người khác hay không, cũng không để tâm đến cảm xúc của người khác. Đối với họ, lợi ích cá nhân là quan trọng nhất.

Việc không được để cho bản thân thiệt thòi là một điều chúng ta được giáo dục đúng đắn. Tuy nhiên, việc này hoàn toàn khác với việc vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh. Qua đó có thể giải thích lý do vì sao khi đi làm, đặc biệt trong môi trường công sở, ta càng dễ bắt gặp những người có tính cách khôn lỏi, chỉ biết đến bản thân mình mà không quan tâm việc làm của mình ảnh hưởng như thế nào đến đồng nghiệp.

Các biểu hiện của người khôn lỏi

Việc nhận biết những người có tính khôn lỏi cũng không phải là một việc khó khăn nếu bạn cảm thấy được những biểu hiện sau:

Hay phóng đại khả năng của bản thân, đánh giá cao mình hơn người khác

Người có tính khôn lỏi thường cho rằng bản thân mình giỏi hơn, thông minh hơn và có tiếng nói cao hơn người khác. Chính vì thế mà họ cũng dễ coi thường và thiếu tôn trọng với người khác. Tuy nhiên, khi nhìn lại thì bản thân họ lại không có nhiều kiến thức, khả năng hay thành tựu như cách họ thường thể hiện trong lời nói. Những người thích đề cao bản thân và hạ bệ người khác sẽ không có mối quan hệ tốt với những người xung quanh. Trong môi trường công sở, đồng nghiệp cũng sẽ không muốn làm việc với những người có tính cách như thế này.

Hay làm việc bất chính, gây lại sau lưng người khác

Đây có lẽ là những biểu hiện rõ ràng nhất ở những người có tính cách khôn lỏi. Như đã đề cập, người khôn lỏi luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu mà không hề quan tâm đến việc người khác bị ảnh hưởng như thế nào. Để đạt được mục đích của mình, người khôn lỏi suy tính mánh khóe, “đường tắt” có lợi cho bản thân, chối bỏ trách nhiệm khi có lỗi.

Tham lam, luôn muốn tranh giành của người khác

Người khôn lỏi thường sẽ loại bỏ người khác giành toàn bộ cơ hội tốt, thành quả cho bản thân. Sự tham lam của họ không thể hiện công khai, rõ ràng trước mặt mọi người mà họ sẽ có những hành động âm thầm và khi bạn nhận ra thì mọi lợi ích đã thuộc về họ.

Hay thăm dò kết quả rồi mới làm

Nếu bạn để ý kỹ thì người khôn lỏi chỉ sẵn sàng làm những việc dễ dàng, những việc mà họ biết trước kết quả sẽ có lợi cho họ. Nếu họ biết việc đó khó khăn hay có thể để lại hậu quả, trách nhiệm, họ sẽ “nhử” người khác làm trước rồi họ mới tham gia. Họ không quan tâm người khác sẽ xảy ra chuyện gì, miễn là họ an toàn, không bị ảnh hưởng.

Cách ứng xử khi gặp người khôn lỏi trong công việc

Sau đây là một số lời khuyên cho các bạn nếu bạn chẳng may phải làm việc với đồng nghiệp khôn lỏi:

Biết cách nói “Không” khi bị nhờ vả không hợp lý

Giúp đỡ nhau trong công việc không phải là một điều xấu, miễn là bạn và đồng nghiệp cùng nhau tiến bộ hoặc việc đó không ảnh hưởng đến bản thân bạn. Tuy nhiên, khi người có tính khôn lỏi hỏi xin sự giúp đỡ từ bạn, thì hãy tỉnh táo và sẵn sàng nói không nếu bạn cảm thấy không ổn. Đó có thể là một nhiệm vụ khó, một công việc tốn thời gian… Dù là việc gì thì bạn đều có quyền nói “Không” và hãy có thái độ kiên quyết để họ biết rằng bạn nghiêm túc với quyết định đó.

Phân chia công việc rõ ràng

Người khôn lỏi có xu hướng chọn việc nhẹ, dễ dàng, ít trách nhiệm để đẩy những việc khó cho người khác. Điều cần làm là hãy lên một kế hoạch phân chia công việc đều và rõ ràng, làm rõ trách nhiệm của mỗi thành viên, yêu cầu chất lượng kết quả để họ không có cơ hội đùn đẩy những việc khó khăn cho người khác.

Hãy nhờ sự giúp đỡ của người khác

Dù bạn có đề phòng thì việc bạn mắc vào những rắc rối mà đồng nghiệp, đối tác khôn lỏi gây ra là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, nếu cần thiết, đừng ngần ngại lên tiếng nhờ sự giúp đỡ từ người khác. Những hãy đảm bảo rằng đó là người mà bạn tin tưởng. Trong trường hợp nghiêm trọng, hãy mạnh dạn báo cáo với cấp trên để mọi việc được giải quyết triệt để.

Trên đây là bài viết về khôn lỏi là gì? Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin bổ ích và có những hướng giải quyết tốt nhất cho những vấn đề bạn đang gặp phải.

Big 4 Là Gì? Những Lợi Ích Khi Làm Việc Tại Big 4 Là Gì?

Ai trong chúng ta đều có mong muốn được làm việc trong các công ty lớn, những tập đoàn đa quốc gia. Thuật ngữ ‘Big 4’ ra đời cùng với sự quan tâm của công chúng cũng như sự cạnh tranh về danh tiếng của các tập đoàn. Vậy Big 4 nghĩa là gì và vì sao khi nhắc đến Big 4 mọi người đều trầm trồ ngưỡng mộ? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Big 4 là gì?

“Big 4” là thuật ngữ có nguồn gốc từ biệt danh dùng để chỉ bốn công ty kiểm toán lớn nhất Hoa Kỳ, được đánh giá dựa trên doanh thu của công ty. 4 cái tên này bao gồm Deloitte, PricewaterhouseCoopers (PwC), Ernst & Young (E&Y) và KPMG. Có thể nói đây là ước mơ của hầu hết mọi sinh viên kế toán – kiểm toán.

Hiện nay, Big 4 được sử dụng rộng rãi hơn và được dùng cho những lĩnh vực kinh tế khác để chỉ những công ty lớn tương tự như trên. Ví dụ như Big 4 trong ngân hàng ta có 4 “ông lớn”: Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank.

Đôi nét về Big 4 ngành kiểm toán

Ernst & Young (E&Y)

Sau khi Ernst & Whinney và Arthur Young & Co chính thức sáp nhập vào năm 1989, Ernst & Young ra đời. Ernst & Young hay còn được biết đến với tên viết tắt “EY”. Năm 1992, EY tiến vào thị trường Việt Nam. Thời điểm đó, EY là công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. EY gần đây đã công bố khoản đầu tư 10 tỷ đô la Mỹ vào việc mở rộng công ty nhằm nỗ lực tiếp cận nhiều khách hàng hơn và đáp ứng nhu cầu của họ. Công ty hiện đang hoạt động tại 150 quốc gia.

Deloitte

Deloitte có tên đầy đủ là Deloitte Touche Tohmatsu Limited. Deloitte Haskins & Sells sáp nhập với Touche Ross tại Mỹ vào năm 1989 và thành lập Deloitte & Touche. Có thể nói Deloitte là một trong những cái tên hàng đầu trong giới kiểm toán. Doanh thu hằng năm của Deloitte theo thống kê vượt mức 50,2 tỷ USD. Trong năm tài chính 2021, lực lượng lao động của công ty đã tăng lên hơn 345.000 nhân viên. Cũng không kém cạnh EY, hiện nay Deloitte hoạt động rộng rãi trên 150 quốc gia.

PwC

Vào năm 1988, PricewaterhouseCooper (PwC) được thành lập từ sự sáp nhập giữa Coopers & Lybrand và Price Waterhouse. Trên toàn thế giới, PwC hoạt động tại 157 quốc gia và lực lượng lao động toàn cầu của PwC lên tới 223,468 người. Vào năm 2021, PwC đã báo cáo doanh thu hàng năm là 45,1 tỷ USD, mức cao thứ hai đối với các công ty thuộc nhóm Big 4.

KPMG

Vào năm 1987, sự kiện KMG (Klynveld Main Goerdeler) sáp nhập với Peat Marwick đã cho ra đời công ty Klynveld Peat Marwick Goerdeler, hay được gọi tắt là KPMG. Năm 1994, ông lớn này chính thức có mặt tại Việt Nam. Tính đến nay, KPMG có hơn 189.000 nhân viên đang làm việc và công ty hoạt động tại 155 quốc gia trên thế giới.

Lợi ích khi làm việc ở Big 4 là gì?

Big 4 và những công ty nhỏ hơn

Được làm việc tại tập đoàn đa quốc gia thuộc Big 4 sở dĩ là ước mơ của mọi người bởi nó mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Lợi ích đầu tiên và rõ ràng nhất khi làm việc tại Big 4 đó là xây dựng danh tiếng và mối quan hệ, đặc biệt là đối với sinh viên mới ra trường.

Khi bạn làm việc tại Big 4, danh tiếng của công ty phần nào thể hiện trình độ và khả năng của bạn trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Ngay cả khi bạn rời khỏi công ty và qua những công ty khác, công ty nhỏ hơn thì cũng dễ nhận được sự tôn trọng từ đồng nghiệp mới. Ngoài ra, môi trường làm việc tại Big 4 là cơ hội tuyệt vời để kế toán – kiểm toán tiếp xúc với lĩnh vực chuyên môn.

Con đường sự nghiệp thăng tiến nhanh hơn

Big 4 thường có môi trường chuyên nghiệp, nhịp độ nhanh cùng công việc bận rộn. Vì thế nhân viên, các chuyên gia làm việc tại Big 4 có cơ hội tích lũy kinh nghiệm nhanh hơn những môi trường làm việc khác. Dựa vào quy mô và loại khách hàng, nhiều người cho rằng một năm làm việc tại công ty Big 4 bằng hai đến ba năm làm việc ở bất kỳ nơi nào khác trong ngành. Chỉ riêng kinh nghiệm này có thể giúp các chuyên gia nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp.

Đảm bảo mức lương trung bình

Không phải vào được Big 4 nghĩa là kỳ vọng lương cao hơn những công ty khác. Mức lương của nhân viên thuộc Big 4 thật ra có sự khác biệt từng người, tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và cách bạn thể hiện trong công việc. Nhưng chắc hẳn bạn sẽ nhận được mức lương trung bình so với thị trường. Bù lại sau một thời gian làm việc, phát triển và thay đổi chức danh thì mức lương có thể thay đổi. Bên cạnh đó, làm việc tại Big 4 bạn sẽ có nhiều cơ hội được hưởng những lợi ích công ty cung cấp liên quan đến ngày nghỉ phép, ăn uống, thưởng, cơ sở vật chất…

Trên đây là bài viết về Big 4 là gì và những lợi ích khi làm việc tại Big 4 là gì. Hy vọng bài viết đem lại cho bạn những thông tin bổ ích cho con đường phát triển sự nghiệp của bạn.

Tham khảo những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp

Phỏng vấn nhân viên bán hàng sẽ có những câu hỏi thường gặp mà nếu bạn có sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn tự tin chinh phục các nhà tuyển dụng của mình.

Bất kỳ vị trí nào mà bạn ứng tuyển cũng nên có sự chuẩn bị kỹ trước khi bước vào buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Bước này sẽ giúp bạn có được sự tự tin cũng như chủ động trước những câu hỏi mà phía tuyển dụng đưa ra. Với vị trí nhân viên bán hàng cũng vậy, nếu có sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn vượt qua hàng trăm bạn ứng viên khác để dành sự thành công cho mình.

Ngoài các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp cũng như những câu hỏi về giới thiệu bản thân, về điểm mạnh điểm yếu thì dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp. Bạn có thể tham khảo để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.

  • Mục tiêu trong công việc của bạn là gì?

Khi bắt gặp câu hỏi này, bạn có thể vận dụng ngay phần mục tiêu đã được thể hiện trong bản CV của mình. Bạn nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự ham học hỏi, ý chí cầu tiến của bạn cũng như kế hoạch phát triển gắn liền với vị trí bán hàng của mình. Một điều bạn nên lưu ý chính là nên đưa mục tiêu phát triển doanh số bán hàng cũng như sự phát triển của công ty vào mục tiêu của mình. Bởi vì đây là điều mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng đều mong muốn về ứng viên của mình.

  • Một nhân viên bán hàng giỏi nên có những kỹ năng nào?

Nhiệm vụ của một nhân viên bán hàng chính là bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt. Cho nên, kỹ năng cần thiết đầu tiên của một nhân viên bán hàng giỏi chính là khả năng thuyết phục khách hàng lựa chọn và mua sản phẩm của công ty càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó, những kỹ năng khác như giao tiếp, giải quyết tình huống, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng,… cũng là những kỹ năng mà một nhân viên bán hàng cần rèn luyện.

  • Bạn đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương?

Đây cũng là một trong những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng phổ biến mà những nhà tuyển dụng hay đặt ra. Chia sẻ những công việc mà bạn đã làm trước đây cũng như những vị trí tương đương sẽ là bằng chứng rõ nhất về năng lực, kinh nghiệm làm việc của bạn. Ngoài những công việc đã làm cùng thời gian cụ thể, bạn hãy chia sẻ cả những bài học, kinh nghiệm rút ra từ những công việc đó. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được thái độ nghiêm túc, cầu thị mà bạn dành cho công việc của mình.

Tuy nhiên, bạn hãy thành thật với kinh nghiệm của mình, không nên cố tình nói dối, bởi vì chỉ cần hỏi một vài vấn đề sâu hơn, nhà tuyển dụng sẽ phát hiện được sự không thành thật.

  • Nếu gặp khách hàng khó tính, bạn sẽ xử lý thế nào?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết khả năng giao tiếp, xử lý tình huống của bạn như thế nào, cho nên, hãy vận dụng khả năng, kinh nghiệm mà bản thân có để có được câu trả lời hay, phù hợp nhất. Lưu ý dành cho bạn là khách hàng vẫn luôn rất quan trọng, cho nên trong những trường hợp cho phép, thỏa mãn nhu cầu khách hàng vẫn là điều quan trọng.

  • Trong bán hàng, có được từ chối khách hàng hay không?

Nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng quyết đoán, tự chủ trong công việc của bạn với câu hỏi này. Cho nên, khi trả lời, bạn nên suy nghĩ thật kỹ để làm sao có câu trả lời phù hợp. Mặc dù khách hàng là thượng đế, tuy nhiên, sẽ có những trường hợp bạn được phép từ chối khách hàng của mình. Nhưng khi từ chối, bạn phải có đủ lý lẽ thuyết phục để trả lời cho khách lẫn quản lý của mình.

  • Bạn có nhận xét gì về điểm yếu của mình và bạn sẽ làm gì để khắc phục điểm yếu đó?

Đây được xem là câu hỏi khó đối với mỗi ứng viên, tuy nhiên nó lại là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng biết được bạn hiểu bản thân bao nhiêu và có dám đối mặt với thách thức riêng của mình. Bạn hãy thành thật với điểm yếu của mình và có hướng khắc phục hợp lý. Tuy nhiên, những điểm yếu liên quan trực tiếp đến công việc bán hàng như giao tiếp kém hoặc sợ người lạ,… là những điều mà một nhân viên bán hàng cần phải khắc phục được và chắc chắn bạn không nên thể hiện nó trước mặt nhà tuyển dụng.

Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp, hy vọng sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất, từ đó phát huy năng lực bản thân trước nhà tuyển dụng. Chúc bạn ứng tuyển thành công.

Nhân viên mua hàng là gì? Kỹ năng mà nhân viên mua hàng cần có?

Đối với những công ty xuất nhập khẩu hay logistic, phòng ban mua hàng là một trong những bộ phận quan trọng của doanh nghiệp. Bởi khi có bộ phận này thì doanh nghiệp mới có nguồn sản phẩm, nguồn nguyên vật liệu giá rẻ và đáp ứng kịp thời cho nhu cần sản xuất của công ty. Vậy nhân viên mua hàng là gì? Những kỹ năng mà nhân viên mua hàng cần phải có.

Nhân viên mua hàng là gì?

Nhân viên mua hàng là bộ phận đảm nhận trách nhiệm mua các loại nguyên liệu hoặc dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty. Vì thế nhân viên mua hàng sẽ thường xuyên làm việc với các nhà cung ứng vật liệu để thu mua theo các điều khoản trong hợp đồng đã thỏa thuận từ trước.

Theo đó, nhân viên mua hàng có trách nhiệm mua sản phẩm từ nhà cung ứng với một mức giá tốt nhất, đạt chất lượng cao, đáp ứng kịp thời cho bộ phận sản xuất, kinh doanh giúp mang lại lợi nhuận tối đa cho công ty. Công việc chính của một nhân viên mua hàng là đàm phán và thuyết phục đối tác, lập kế hoạch những sản phẩm, nguyên liệu cần thu mua, chọn lọc nhà cung cấp tốt nhất, nhận và thanh toán hàng hóa, cuối cùng là phân tích đánh giá công việc thu mua.

Những kỹ năng mà nhân viên mua hàng cần có

Kỹ năng đàm phán

Trong kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được doanh thu cao với một chi phí bỏ ra thấp nhất. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đàm phán, thuyết phục ở những bộ phận đảm nhận nhiệm vụ giao thiệp với nhà cung ứng hoặc đối tác kinh doanh, đặc biệt là ở bộ phận mua hàng của mỗi công ty.

Theo đó, đàm phán là một kỹ năng quan trọng mà tất cả nhân viên mua hàng đều cần phải có. Kỹ năng này sẽ giúp công ty đi đến sự thỏa thuận mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Trước khi đi đến đàm phán, các bạn nên tạo một không khí trò chuyện thoải mái với đối tác qua những câu hỏi vui vẻ, thái độ và cử chỉ cởi mở, chân thành. Thông qua đó, bạn cũng sẽ tạo được sự ấn tượng và từng bước xây dựng lòng tin với họ. Có như thế, buổi đàm phán của bạn với đối tác sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Kỹ năng quản lý thời gian

Cũng giống như một số phòng ban khác trong công ty, bộ phận mua hàng đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau. Từ việc lập kế hoạch thu mua, theo dõi tiến trình thu mua sản phẩm đến công việc đàm phán với đối tác, cập nhật các đơn hàng. Vì thế, công việc này đòi hỏi bạn phải có khả năng quản lý thời gian, biết phân chia công việc, ưu tiên việc nào quan trọng làm trước để đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Thông thường, vào cuối ngày hoặc cuối tuần, bạn nên tổng hợp lại toàn bộ công việc mình đã làm đồng thời đánh giá hiệu quả. Qua đó, sẽ giúp bạn có hướng hoàn thiện cho những việc mà mình chưa làm tốt.

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Duy trì mối quan hệ tốt với đối tác là điều mà tất cả doanh nghiệp luôn muốn có. Một mối quan hệ tốt có thể giúp bạn đi đến thỏa thuận, đàm phán một cách dễ dàng hơn. Hơn nữa, tạo dựng được mạng lưới mối quan hệ rộng và duy trì  lâu dài sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để phát triển, bởi những đối tác sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn cũng như công ty của bạn. Chưa hết, thông qua mối quan hệ, những đối tác của bạn có thể chủ động liên hệ với công ty giới thiệu những mặt hàng mới và đưa ra một mức giá tốt nhất cho doanh nghiệp.

Để trở thành một nhân viên mua hàng giỏi trong công ty, bạn phải thành thạo những kỹ năng cần có. Hơn thế nữa, bạn cần phải nhạy bén, có khả năng xử lý tình huống tốt và đặc biệt là phải linh hoạt trong việc đàm phán. Với bài viết trên, hy vọng bạn sẽ nắm rõ được nhân viên mua hàng là gì và những kỹ năng trong công việc mà nhân viên thu mua cần phải có.

Bán thời gian là gì? Những công việc bán thời gian phù hợp cho ai?

Khi đi làm bạn sẽ được nghe nhiều những khái niệm về hình thức làm việc, nhưng không hiểu toàn thời gian là gì và bán thời gian là gì. Theo đó, toàn thời gian (hay còn gọi là full-time) là hình thức làm việc theo giờ hành chính của nhà nước, 8 tiếng một ngày, 5 – 6 ngày một tuần. Đối với hình thức làm việc bán thời gian (còn gọi là part-time), bạn chỉ cần làm từ 3 – 5 tiếng một ngày, hoặc thấp hơn tùy theo thời gian công ty quy định. Thông thường ít hơn 30 giờ một tuần.

Công việc bán thời gian phù hợp cho ai?

Sinh viên còn đang đi học

Bán thời gian là một trong những công việc rất thích hợp cho những sinh viên còn đang đi học muốn kiếm thêm thu nhập. Bởi thông thường sinh viên thường chỉ học một buổi trên lớp, thời gian còn lại bạn có thể làm thêm tại một số những cửa hàng tiện lợi, quán ăn, hay shop quần áo… Công việc này vừa giúp bạn có thêm chi phí để trang trải vừa giúp bạn rèn luyện một số kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian…

Tuy nhiên, điều quan trọng là sinh viên phải biết cân bằng thời gian giữa việc làm và việc học. Đừng để công việc ảnh hưởng đến việc học tại trường của mình.

Sinh viên mới ra trường

Đối với những sinh viên mới ra trường, nếu bạn chưa tìm được cho mình một công việc full-time, bạn có thể lựa chọn làm parttime tại các công ty, đây cũng là cơ hội giúp bạn tích lũy thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp cho bản thân. Hoặc đối với những bạn sinh viên cần thời gian để học thêm ngoại ngữ hoặc học thêm tin học và không có thời gian để làm toàn thời gian, thì part-time cũng là một việc làm phù hợp.

Bên cạnh đó, công việc bán thời gian khá thích hợp cho một số những bạn muốn được kinh doanh riêng hoặc làm những điều mình thích và có nhiều thời gian rảnh.

Mẹ “bỉm sữa” muốn tìm công việc làm thêm

Công việc bán thời gian cũng khá phù hợp cho các mẹ “bỉm sữa” vì công việc này có thể linh hoạt thời gian, chỉ làm vài giờ một ngày.

Các kỹ năng cần có khi làm việc bán thời gian là gì?

Kỹ năng quản lý thời gian

Công việc part-time yêu cầu bạn phải biết cách sắp xếp thời gian đi làm cân bằng với thời gian học tập hoặc làm những việc khác. Mỗi cá nhân phải biết cách quản lý thời gian của mình, bao gồm: đi làm vào thời gian nào, giờ nào dành cho việc học tập hoặc những công việc khác. Bởi vì, có rất nhiều bạn cứ sa đà vào công việc kiếm tiền mà không chú trọng việc học. Hoặc có những bạn không thể cân bằng được giữa việc học và việc làm, dẫn đến cả hai đều làm không tốt.

Kỹ năng lắng nghe

Bán thời gian là một công việc phụ, giúp cho các bạn sinh viên hoặc người đã đi làm có thêm thu nhập cho bản thân. Tuy nhiên, cho dù là công việc phụ đi nữa, nó cũng giúp bạn học hỏi được rất nhiều kỹ năng, một trong những kỹ năng quan trọng là lắng nghe. Đơn cử, đối với sinh viên, làm việc bán thời gian là môi trường giúp bạn có thể học hỏi được nhiều điều mới, kiến thức mới trước khi rời khỏi giảng đường đại học. Thế nên, bạn phải biết lắng nghe sếp và cấp trên của mình, vì họ là những người rất đáng để bạn học tập theo.

Kỹ năng chuyên môn

Đối với sinh viên khi còn đi học, bạn có thể lựa chọn làm những công việc bán thời gian hỗ trợ cho ngành nghề chuyên môn của mình. Chẳng hạn, bạn học chuyên ngành về sư phạm tiếng Anh, thì công việc trợ giảng hay gia sư tiếng Anh là rất thích hợp. Công việc này vừa giúp sinh viên trang trải thêm thu nhập vừa có thể trau dồi kỹ năng chuyên môn mà mình đang học tại trường.

Bán thời gian là một công việc phụ nhưng nó cũng mang lại rất nhiều lợi ích, bạn vừa có thể kiếm thêm thu nhập vừa tích lũy cho mình rất nhiều những kỹ năng trong cuộc sống. Thông qua bài viết trên, bạn đã biết được bán thời gian là gì và có thể lựa chọn công việc phù hợp với bản thân của mình.

Trả lời câu hỏi điểm mạnh của bạn là gì – 5 lưu ý bạn phải nhớ

Điểm mạnh của bản thân là gì? Là một câu hỏi chắc chắn mỗi ứng viên sẽ được nhà tuyển dụng hỏi trong các buổi phỏng vấn của mình. Thông qua câu trả lời của bạn, họ sẽ đánh giá bạn có phù hợp với công việc hay không và có gắn bó lâu dài với công ty hay không. Vậy làm thế nào để trả lời câu hỏi điểm mạnh của bạn là gì khiến nhà tuyển dụng hài lòng nhất, bạn đừng bỏ lỡ những lưu ý bên dưới nhé.

Trả lời một cách cụ thể và rõ ràng

Không chỉ riêng câu hỏi điểm mạnh, tất cả câu trả lời khác của bạn cũng phải ngắn gọn và dễ hiểu. Bởi lẽ trong mỗi đợt, nhà tuyển dụng phải phỏng vấn rất nhiều ứng viên, thế nên họ chỉ muốn nghe một câu trả lời cụ thể, rõ ràng và mang đầy đủ nội dung nhất của bạn thay vì những câu trả lời dài dòng, lan man và không có trọng tâm.

Chẳng hạn, nếu bạn có thế mạnh về kỹ năng mềm, bạn nên trình bày cụ thể kỹ năng đó ví dụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán…đồng thời đưa ra một vài ví dụ dẫn chứng cụ thể giúp nhà tuyển dụng tin tưởng bạn.

Hơn thế nữa, điểm mạnh mà bạn trình bày phải tương ứng với những điều bạn đã ghi trong CV của mình, tránh trường hợp đưa ra những ưu điểm hoàn toàn không liên quan đến những điều trong CV, bởi trước khi phỏng vấn người tuyển dụng đã xem xét qua hồ sơ của bạn.

Nêu bật điểm mạnh của bạn

Trong một số trường hợp, ứng viên thường đưa ra những điểm mạnh quá chung chung hay đó là những điều bình thường mà ai cũng có được. Bạn lưu ý nên trình bày những điểm thật sự nổi trội của bản thân mà rất ít người có được nhằm tạo nên sự khác biệt.

Phải liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển

Không phải tất cả các điểm mạnh của bản thân bạn đều trình bày hết, mà thay vào đó phải biết chọn lựa và sàng lọc ra những điểm nổi bật nhất có liên quan đến công việc. Khi trình bày quá nhiều những điểm mạnh, nhưng đó không phục vụ cho công việc của bạn, thì nhà tuyển dụng cũng không muốn nghe và họ sẽ không đánh giá cao về phần trả lời của bạn.

Đơn cử, khi bạn phỏng vấn vào vị trí nhân viên tư vấn bán hàng, bạn phải thể hiện cho nhà tuyển dụng biết điểm mạnh của bạn ở kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và thuyết phục khách hàng. Có như thế, người phỏng vấn sẽ nhận thấy bạn phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển.

Không nên quá tự cao về bản thân

Có nhiều ứng viên nghĩ rằng trình bày càng nhiều điểm mạnh của bản thân càng tốt, dẫn đến việc bạn quá phô trương, tự cao về bản thân hoặc cho rằng mình không có điểm yếu gì. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhà tuyển dụng loại bạn và trao cơ hội cho những ứng viên khác. Bởi vì họ luôn muốn tuyển một nhân viên biết nhận ra những khuyết điểm của bản thân và biết cách khắc phục hơn là những ứng viên quá tự cao về mình.

Thế nên, khi trả lời câu hỏi điểm mạnh của bạn là gì, bạn nên trình bày một cách trung thực và đúng sự thật. Trong trường hợp, bạn là một người có rất nhiều ưu điểm, thì hãy nói một cách khiêm tốn và tiết chế bản thân, đừng tạo cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đang quá phô trương về mình.

Cung cấp hồ sơ tham khảo

Bên cạnh trình bày điểm mạnh bằng lời nói, bạn có thể đưa ra những hồ sơ tham khảo để chứng minh, đó là những dẫn chứng cụ thể giúp nhà tuyển dụng ấn tượng về bạn. Chẳng hạn, nếu bạn có điểm mạnh về ngoại ngữ và từng tham gia các cuộc thi ngoại ngữ và đạt kết quả cao, bạn có thể đưa những hồ sơ này cho nhà tuyển dụng tham khảo. Đó sẽ là một điểm cộng lớn khi trình bày về điểm mạnh của mình.

Nếu bạn chuẩn bị có một buổi phỏng vấn sắp tới, thì đừng quên lưu ngay những thông tin trên. Với những chia sẻ trong bài viết, chắc chắn bạn sẽ biết cách trả lời câu hỏi điểm mạnh của bạn là gì khiến nhà tuyển dụng ấn tượng và hài lòng nhất về bạn.