Nguồn Lực Là Gì? Phân Loại Và Cách Quản Lý Các Nguồn Lực

Để một doanh nghiệp phát triển và hoạt động hiệu quả lâu dài cần rất nhiều yếu tố. Trong đó, nguồn lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Trong bài viết sau, hãy cùng tìm hiểu về nguồn lực là gì, các loại nguồn lực chính và cách quản lý nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp hiện nay.

Nguồn lực của doanh nghiệp là gì?

Trong kinh doanh, nguồn lực là bất cứ những gì có thể sử dụng được để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Điều này có nghĩa nguồn lực bao gồm tài nguyên vật chất như đất đai, nguyên liệu thô, cơ sở vật chất, thiết bị…, cũng như nguồn nhân lực như lực lượng lao động, trí tuệ…

Tầm quan trọng của nguồn lực

Có thể nói, nguồn lực chính là sức mạnh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có những điều kiện, nguồn lực khác nhau nên cũng sẽ có sự phát triển khác nhau. Để tạo ra giá trị, doanh nghiệp phải biết cách kết hợp các nguồn lực một cách hiệu quả. Một doanh nghiệp thành công nhất khi họ có thể tạo ra nhiều giá trị nhất với ít nguồn lực nhất.

Một nguồn lực có giá trị hay không phụ thuộc vào cách nó được sử dụng như thế nào. Khi nguồn lực được doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả sẽ được đánh giá là có giá trị hơn các nguồn lực khác. Đây cũng là một lý do khiến các doanh nghiệp luôn không ngừng tìm kiếm những cách thức mới để sử dụng nguồn lực đang sở hữu một cách hiệu quả nhất.

Phân loại các nguồn lực của doanh nghiệp

Tuy tồn tại rất nhiều nguồn lực nhưng không phải nguồn lực nào cũng quan trọng như nhau. Có 3 loại nguồn lực chính trong kinh doanh: Con người, vốn và vật chất.

Nguồn nhân lực – Human Resource

Nguồn nhân lực là những người làm việc trong doanh nghiệp. Những người này cung cấp lao động cần thiết để sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hay hỗ trợ điều hành hoạt động doanh nghiệp. Có thể nói nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực có vai trò quan trọng nhất.

Nguồn nhân lực bao gồm cả trí lực và thể lực. Nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp tạo ra các giá trị thuộc về trí tuệ, tri thức và nâng cao trình độ. Một doanh nghiệp có nguồn nhân lực mạnh mẽ sẽ được thúc đẩy phát triển nhanh, cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

Nguồn lực vật chất

Nguồn lực vật chất bao gồm các yếu tố mang tính hữu hình như không gian làm việc, văn phòng, cơ sở vật chất, thiết bị sản xuất, nguyên liệu thô… Nếu không có nguồn lực vật chất, doanh nghiệp khó có thể hoạt động hiệu quả và tồn tại lâu dài. Mặc dù nguồn lực vật chất trong một số trường hợp không phải là yếu tố bắt buộc nhưng một doanh nghiệp có nguồn lực vật chất tốt, hiện đại sẽ có tính ổn định, bước đệm vững chắc để thành công phát triển.

Nguồn vốn

Tiền mặt, tín dụng, chủ sở hữu, nợ phải trả… là những yếu tố thuộc nguồn vốn. Doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào cùng cách sử dụng vốn hiệu quả sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh mang về nhiều lợi nhuận. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức sẽ có những quy định, khuôn khổ để lập kế hoạch, kiểm soát và sử dụng các nguồn vốn nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Cách quản lý và sử dụng nguồn lực hiệu quả

Phân bổ nguồn lực hiệu quả

Việc phân bổ nguồn lực thường áp dụng nhiều khi bạn sử dụng nguồn nhân lực. Để làm được điều này, bạn cần hiểu rõ kỹ năng, trình độ và khả năng của nguồn nhân lực mình đang sở hữu. Bạn cũng có thể xếp hạnh, sàng lọc nhân viên theo trình độ, năng lực theo hiệu quả công việc hay báo cáo hàng tháng.

Xác định tần suất sử dụng nguồn lực

Sử dụng nguồn lực là một kỹ năng quản lý giúp ta có thể nhìn thấy giá trị của nguồn lực trong một khoảng thời gian nhất định và xác định xem nguồn lực ấy đang được sử dụng quá mức hay chưa được sử dụng triệt để. Điều này rất quan trọng vì một số nghiên cứu cho thấy rằng những nguồn lực bị sử dụng quá mức sẽ trở nên cạn kiệt, yếu đi.

Cân bằng nguồn lực

Cung và cầu có thể được cân bằng thông qua việc cân bằng các nguồn lực. Để đảm bảo doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nguồn nhân lực, bạn cần xem xét số lượng nguồn lực, giá trị và khả năng mà nguồn lực đó đem lại cho doanh nghiệp là gì.

Dự đoán nguồn lực có giá trị

Bên cạnh việc đảm bảo các nguồn lực hiện tại giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì việc dự đoán những nguồn lực cần cho dự án trong tương lai cũng rất quan trọng. Điều này đòi hỏi bạn phải có kế hoạch trước, liên tục duy trì được sự cân bằng nguồn lực và nhận thức được giá trị thực sự của nguồn lực cũng như vị trí của doanh nghiệp. Khả năng đưa ra dự đoán chính xác, nhận biết các xung đột tiềm ẩn và sắp xếp thứ tự ưu tiên các nguồn lực theo thời gian đều là việc tiến hành dự báo nguồn lực.

Lợi ích của việc quản lý các nguồn lực hiệu quả

Quản lý tốt các nguồn lực đang sở hữu giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và ngày càng phát triển trong lĩnh vực chuyên môn. Một số lợi ích có thể kể đến như:

  • Giảm thiểu xung đột trong môi trường làm việc: Khi các nguồn lực được quản lý tốt, các nhóm và cá nhân có thể cảm nhận được họ có những gì họ cần, từ đó xung đột cũng ít xảy ra hơn, đồng thời cũng có hướng giải quyết phù hợp khi có xung đột xảy ra.
  • Nâng cao năng suất làm việc: Các nguồn lực được sử dụng đúng mục đích và phân bổ, kết hợp hiệu quả sẽ giúp quy trình làm việc được diễn ra nhanh chóng, ít hao tổn tài nguyên.
  • Nâng cao hiệu quả công việc: Khi năng suất làm việc được nâng cao, ít xung đột, có đủ các giá trị để tiếp tục hoạt động thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả công việc cao cho doanh nghiệp.

Bài viết trên đây là về nguồn lực là gì, phân loại và những cách quản lý nguồn lực. Hy vọng bài viết đem lại cho bạn những thông tin bổ ích và cần thiết.