Tham khảo những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp

Phỏng vấn nhân viên bán hàng sẽ có những câu hỏi thường gặp mà nếu bạn có sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn tự tin chinh phục các nhà tuyển dụng của mình.

Bất kỳ vị trí nào mà bạn ứng tuyển cũng nên có sự chuẩn bị kỹ trước khi bước vào buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Bước này sẽ giúp bạn có được sự tự tin cũng như chủ động trước những câu hỏi mà phía tuyển dụng đưa ra. Với vị trí nhân viên bán hàng cũng vậy, nếu có sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn vượt qua hàng trăm bạn ứng viên khác để dành sự thành công cho mình.

Ngoài các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp cũng như những câu hỏi về giới thiệu bản thân, về điểm mạnh điểm yếu thì dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp. Bạn có thể tham khảo để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.

  • Mục tiêu trong công việc của bạn là gì?

Khi bắt gặp câu hỏi này, bạn có thể vận dụng ngay phần mục tiêu đã được thể hiện trong bản CV của mình. Bạn nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự ham học hỏi, ý chí cầu tiến của bạn cũng như kế hoạch phát triển gắn liền với vị trí bán hàng của mình. Một điều bạn nên lưu ý chính là nên đưa mục tiêu phát triển doanh số bán hàng cũng như sự phát triển của công ty vào mục tiêu của mình. Bởi vì đây là điều mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng đều mong muốn về ứng viên của mình.

  • Một nhân viên bán hàng giỏi nên có những kỹ năng nào?

Nhiệm vụ của một nhân viên bán hàng chính là bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt. Cho nên, kỹ năng cần thiết đầu tiên của một nhân viên bán hàng giỏi chính là khả năng thuyết phục khách hàng lựa chọn và mua sản phẩm của công ty càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó, những kỹ năng khác như giao tiếp, giải quyết tình huống, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng,… cũng là những kỹ năng mà một nhân viên bán hàng cần rèn luyện.

  • Bạn đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương?

Đây cũng là một trong những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng phổ biến mà những nhà tuyển dụng hay đặt ra. Chia sẻ những công việc mà bạn đã làm trước đây cũng như những vị trí tương đương sẽ là bằng chứng rõ nhất về năng lực, kinh nghiệm làm việc của bạn. Ngoài những công việc đã làm cùng thời gian cụ thể, bạn hãy chia sẻ cả những bài học, kinh nghiệm rút ra từ những công việc đó. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được thái độ nghiêm túc, cầu thị mà bạn dành cho công việc của mình.

Tuy nhiên, bạn hãy thành thật với kinh nghiệm của mình, không nên cố tình nói dối, bởi vì chỉ cần hỏi một vài vấn đề sâu hơn, nhà tuyển dụng sẽ phát hiện được sự không thành thật.

  • Nếu gặp khách hàng khó tính, bạn sẽ xử lý thế nào?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết khả năng giao tiếp, xử lý tình huống của bạn như thế nào, cho nên, hãy vận dụng khả năng, kinh nghiệm mà bản thân có để có được câu trả lời hay, phù hợp nhất. Lưu ý dành cho bạn là khách hàng vẫn luôn rất quan trọng, cho nên trong những trường hợp cho phép, thỏa mãn nhu cầu khách hàng vẫn là điều quan trọng.

  • Trong bán hàng, có được từ chối khách hàng hay không?

Nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng quyết đoán, tự chủ trong công việc của bạn với câu hỏi này. Cho nên, khi trả lời, bạn nên suy nghĩ thật kỹ để làm sao có câu trả lời phù hợp. Mặc dù khách hàng là thượng đế, tuy nhiên, sẽ có những trường hợp bạn được phép từ chối khách hàng của mình. Nhưng khi từ chối, bạn phải có đủ lý lẽ thuyết phục để trả lời cho khách lẫn quản lý của mình.

  • Bạn có nhận xét gì về điểm yếu của mình và bạn sẽ làm gì để khắc phục điểm yếu đó?

Đây được xem là câu hỏi khó đối với mỗi ứng viên, tuy nhiên nó lại là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng biết được bạn hiểu bản thân bao nhiêu và có dám đối mặt với thách thức riêng của mình. Bạn hãy thành thật với điểm yếu của mình và có hướng khắc phục hợp lý. Tuy nhiên, những điểm yếu liên quan trực tiếp đến công việc bán hàng như giao tiếp kém hoặc sợ người lạ,… là những điều mà một nhân viên bán hàng cần phải khắc phục được và chắc chắn bạn không nên thể hiện nó trước mặt nhà tuyển dụng.

Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp, hy vọng sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất, từ đó phát huy năng lực bản thân trước nhà tuyển dụng. Chúc bạn ứng tuyển thành công.

Nhân viên mua hàng là gì? Kỹ năng mà nhân viên mua hàng cần có?

Đối với những công ty xuất nhập khẩu hay logistic, phòng ban mua hàng là một trong những bộ phận quan trọng của doanh nghiệp. Bởi khi có bộ phận này thì doanh nghiệp mới có nguồn sản phẩm, nguồn nguyên vật liệu giá rẻ và đáp ứng kịp thời cho nhu cần sản xuất của công ty. Vậy nhân viên mua hàng là gì? Những kỹ năng mà nhân viên mua hàng cần phải có.

Nhân viên mua hàng là gì?

Nhân viên mua hàng là bộ phận đảm nhận trách nhiệm mua các loại nguyên liệu hoặc dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty. Vì thế nhân viên mua hàng sẽ thường xuyên làm việc với các nhà cung ứng vật liệu để thu mua theo các điều khoản trong hợp đồng đã thỏa thuận từ trước.

Theo đó, nhân viên mua hàng có trách nhiệm mua sản phẩm từ nhà cung ứng với một mức giá tốt nhất, đạt chất lượng cao, đáp ứng kịp thời cho bộ phận sản xuất, kinh doanh giúp mang lại lợi nhuận tối đa cho công ty. Công việc chính của một nhân viên mua hàng là đàm phán và thuyết phục đối tác, lập kế hoạch những sản phẩm, nguyên liệu cần thu mua, chọn lọc nhà cung cấp tốt nhất, nhận và thanh toán hàng hóa, cuối cùng là phân tích đánh giá công việc thu mua.

Những kỹ năng mà nhân viên mua hàng cần có

Kỹ năng đàm phán

Trong kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được doanh thu cao với một chi phí bỏ ra thấp nhất. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đàm phán, thuyết phục ở những bộ phận đảm nhận nhiệm vụ giao thiệp với nhà cung ứng hoặc đối tác kinh doanh, đặc biệt là ở bộ phận mua hàng của mỗi công ty.

Theo đó, đàm phán là một kỹ năng quan trọng mà tất cả nhân viên mua hàng đều cần phải có. Kỹ năng này sẽ giúp công ty đi đến sự thỏa thuận mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Trước khi đi đến đàm phán, các bạn nên tạo một không khí trò chuyện thoải mái với đối tác qua những câu hỏi vui vẻ, thái độ và cử chỉ cởi mở, chân thành. Thông qua đó, bạn cũng sẽ tạo được sự ấn tượng và từng bước xây dựng lòng tin với họ. Có như thế, buổi đàm phán của bạn với đối tác sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Kỹ năng quản lý thời gian

Cũng giống như một số phòng ban khác trong công ty, bộ phận mua hàng đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau. Từ việc lập kế hoạch thu mua, theo dõi tiến trình thu mua sản phẩm đến công việc đàm phán với đối tác, cập nhật các đơn hàng. Vì thế, công việc này đòi hỏi bạn phải có khả năng quản lý thời gian, biết phân chia công việc, ưu tiên việc nào quan trọng làm trước để đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Thông thường, vào cuối ngày hoặc cuối tuần, bạn nên tổng hợp lại toàn bộ công việc mình đã làm đồng thời đánh giá hiệu quả. Qua đó, sẽ giúp bạn có hướng hoàn thiện cho những việc mà mình chưa làm tốt.

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Duy trì mối quan hệ tốt với đối tác là điều mà tất cả doanh nghiệp luôn muốn có. Một mối quan hệ tốt có thể giúp bạn đi đến thỏa thuận, đàm phán một cách dễ dàng hơn. Hơn nữa, tạo dựng được mạng lưới mối quan hệ rộng và duy trì  lâu dài sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để phát triển, bởi những đối tác sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn cũng như công ty của bạn. Chưa hết, thông qua mối quan hệ, những đối tác của bạn có thể chủ động liên hệ với công ty giới thiệu những mặt hàng mới và đưa ra một mức giá tốt nhất cho doanh nghiệp.

Để trở thành một nhân viên mua hàng giỏi trong công ty, bạn phải thành thạo những kỹ năng cần có. Hơn thế nữa, bạn cần phải nhạy bén, có khả năng xử lý tình huống tốt và đặc biệt là phải linh hoạt trong việc đàm phán. Với bài viết trên, hy vọng bạn sẽ nắm rõ được nhân viên mua hàng là gì và những kỹ năng trong công việc mà nhân viên thu mua cần phải có.

Bán thời gian là gì? Những công việc bán thời gian phù hợp cho ai?

Khi đi làm bạn sẽ được nghe nhiều những khái niệm về hình thức làm việc, nhưng không hiểu toàn thời gian là gì và bán thời gian là gì. Theo đó, toàn thời gian (hay còn gọi là full-time) là hình thức làm việc theo giờ hành chính của nhà nước, 8 tiếng một ngày, 5 – 6 ngày một tuần. Đối với hình thức làm việc bán thời gian (còn gọi là part-time), bạn chỉ cần làm từ 3 – 5 tiếng một ngày, hoặc thấp hơn tùy theo thời gian công ty quy định. Thông thường ít hơn 30 giờ một tuần.

Công việc bán thời gian phù hợp cho ai?

Sinh viên còn đang đi học

Bán thời gian là một trong những công việc rất thích hợp cho những sinh viên còn đang đi học muốn kiếm thêm thu nhập. Bởi thông thường sinh viên thường chỉ học một buổi trên lớp, thời gian còn lại bạn có thể làm thêm tại một số những cửa hàng tiện lợi, quán ăn, hay shop quần áo… Công việc này vừa giúp bạn có thêm chi phí để trang trải vừa giúp bạn rèn luyện một số kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian…

Tuy nhiên, điều quan trọng là sinh viên phải biết cân bằng thời gian giữa việc làm và việc học. Đừng để công việc ảnh hưởng đến việc học tại trường của mình.

Sinh viên mới ra trường

Đối với những sinh viên mới ra trường, nếu bạn chưa tìm được cho mình một công việc full-time, bạn có thể lựa chọn làm parttime tại các công ty, đây cũng là cơ hội giúp bạn tích lũy thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp cho bản thân. Hoặc đối với những bạn sinh viên cần thời gian để học thêm ngoại ngữ hoặc học thêm tin học và không có thời gian để làm toàn thời gian, thì part-time cũng là một việc làm phù hợp.

Bên cạnh đó, công việc bán thời gian khá thích hợp cho một số những bạn muốn được kinh doanh riêng hoặc làm những điều mình thích và có nhiều thời gian rảnh.

Mẹ “bỉm sữa” muốn tìm công việc làm thêm

Công việc bán thời gian cũng khá phù hợp cho các mẹ “bỉm sữa” vì công việc này có thể linh hoạt thời gian, chỉ làm vài giờ một ngày.

Các kỹ năng cần có khi làm việc bán thời gian là gì?

Kỹ năng quản lý thời gian

Công việc part-time yêu cầu bạn phải biết cách sắp xếp thời gian đi làm cân bằng với thời gian học tập hoặc làm những việc khác. Mỗi cá nhân phải biết cách quản lý thời gian của mình, bao gồm: đi làm vào thời gian nào, giờ nào dành cho việc học tập hoặc những công việc khác. Bởi vì, có rất nhiều bạn cứ sa đà vào công việc kiếm tiền mà không chú trọng việc học. Hoặc có những bạn không thể cân bằng được giữa việc học và việc làm, dẫn đến cả hai đều làm không tốt.

Kỹ năng lắng nghe

Bán thời gian là một công việc phụ, giúp cho các bạn sinh viên hoặc người đã đi làm có thêm thu nhập cho bản thân. Tuy nhiên, cho dù là công việc phụ đi nữa, nó cũng giúp bạn học hỏi được rất nhiều kỹ năng, một trong những kỹ năng quan trọng là lắng nghe. Đơn cử, đối với sinh viên, làm việc bán thời gian là môi trường giúp bạn có thể học hỏi được nhiều điều mới, kiến thức mới trước khi rời khỏi giảng đường đại học. Thế nên, bạn phải biết lắng nghe sếp và cấp trên của mình, vì họ là những người rất đáng để bạn học tập theo.

Kỹ năng chuyên môn

Đối với sinh viên khi còn đi học, bạn có thể lựa chọn làm những công việc bán thời gian hỗ trợ cho ngành nghề chuyên môn của mình. Chẳng hạn, bạn học chuyên ngành về sư phạm tiếng Anh, thì công việc trợ giảng hay gia sư tiếng Anh là rất thích hợp. Công việc này vừa giúp sinh viên trang trải thêm thu nhập vừa có thể trau dồi kỹ năng chuyên môn mà mình đang học tại trường.

Bán thời gian là một công việc phụ nhưng nó cũng mang lại rất nhiều lợi ích, bạn vừa có thể kiếm thêm thu nhập vừa tích lũy cho mình rất nhiều những kỹ năng trong cuộc sống. Thông qua bài viết trên, bạn đã biết được bán thời gian là gì và có thể lựa chọn công việc phù hợp với bản thân của mình.

Lập kế hoạch làm việc với phương pháp SMART – 5 bước mà bạn phải biết

SMART được biết đến là một phương pháp giúp lập kế hoạch hiệu quả và được nhiều người áp dụng cả trong học tập, công việc lẫn cuộc sống hàng ngày. Phương pháp SMART giúp bạn có một kế hoạch tim viec nhanh , học tập chi tiết, khả thi và có thể đạt được. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách lập kế hoạch làm việc với phương pháp SMART nhé!

Lập kế hoạch cụ thể rõ ràng (Specific)

Bước đầu tiên khi áp dụng phương pháp SMART là bạn phải đưa ra một kế hoạch cụ thể rõ ràng. Nếu mục tiêu cần đạt được quá lớn, bạn nên chia nhỏ từng công việc, từng nhiệm vụ mình cần phải làm để đạt được mục tiêu chung cuối cùng. Đưa ra công việc càng cụ thể càng tốt. Nếu bạn không có một kế hoạch chi tiết và rõ ràng, chắc chắn bạn sẽ không biết mình phải làm gì, nên bắt đầu từ đâu, dẫn đến việc chán nản và rất dễ bỏ cuộc.

Đơn cử, thay vì đặt một mục tiêu mơ hồ, lan man như học giỏi tiếng Anh, bạn hãy đưa một định hướng rõ ràng hơn chẳng hạn trong vòng 6 tháng tới đạt được IELTS 7.0 hay TOEIC 800. Như thế sẽ giúp bạn có một mục tiêu rõ ràng và có thể hình dung ra nó.

Có thể đo đếm được (Measurable)

Có nhiều người thường đặt cho mình những kế hoạch quá chung chung, chẳng hạn: mỗi ngày cần luyện nghe, nói, viết tiếng Anh. Nhưng lại không đưa ra thời gian cụ thể để học từng kỹ năng đó.

Thế nên, lập kế hoạch một cách hiệu quả bắt buộc bạn phải đính kèm với những con số cụ thể. Chẳng hạn, mỗi ngày dành ra một giờ để học nghe, 30 phút để học nói… Những con số này có thể giúp bạn đo lường được thời gian và đánh giá kết quả làm việc của mình hàng ngày. Hơn thế nữa, bạn nên đưa ra số lượng bài cụ thể mình cần hoàn thành trong một ngày, điều này giúp bạn dễ dàng kiểm soát được quá trình học tập cũng như kết quả bản thân đạt được mỗi ngày. Qua đó giúp bạn đo lường được kết quả của mình mỗi tuần, mỗi tháng.

Khả thi và có khả năng làm được (Achievable)

Một sai lầm của những người đặt mục tiêu là đôi khi bạn quá đề cao mình mà đặt ra những điều vượt quá khả năng. Bởi một mục tiêu quá lớn và vượt qua giới hạn của bạn sẽ khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi, chán nản và chắc chắn là sẽ bỏ cuộc.

Thế nên, bạn hãy đặt một mục tiêu nằm trong khả năng của mình và có thể làm được, điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, giải tỏa được áp lực và sẽ giúp bạn đạt được kết quả mình mong muốn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn không thể đặt ra những mục tiêu quá cao. Thay vì thế hãy đưa ra kế hoạch cho từng giai đoạn, đặt ra những mục tiêu nhỏ trước, từng bước hoàn thành để tiến đến một kết quả cao hơn.

Kế hoạch thực tế và có liên quan đến mục tiêu của bạn (Relevant)

Yêu cầu tiếp theo trong lập kế hoạch làm việc với phương pháp SMART là bạn phải đưa ra một kế hoạch có liên quan đến mục tiêu của mình. Chẳng hạn, bạn đặt ra mục tiêu là đi du học tại Úc trong vòng 1 năm tới, thế nên bạn cần trau dồi tiếng Anh hàng ngày để thực hiện mục tiêu đó. Chứ không phải bạn đặt ra mục tiêu đi du học Úc nhưng lại lập kế hoạch trau dồi tiếng Pháp, tiếng Đức… Tóm lại, kế hoạch phải thực tế và có liên quan đến tầm nhìn chung của mình.

Lập thời hạn để đạt được mục tiêu (Time Bound)

Mỗi kế hoạch đưa ra phải gắn liền với một mốc thời gian hoàn thành cụ thể (có thể được gọi là deadline). Điều này giúp bạn giới hạn được thời gian mình cần thực hiện mục tiêu là bao lâu, qua đó bạn sẽ có thêm động lực, biết cách tự hối thúc bản thân hoàn thành đúng hạn kế hoạch đã đưa ra.

Mục tiêu phải gắn liền với kế hoạch hành động, và hai yếu tố này là những kim chỉ nam giúp bạn thành công và đạt được những điều mình muốn. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết cách đặt mục tiêu và lập kế hoạch làm việc với phương pháp SMART một cách hiệu quả.