Trả lời câu hỏi điểm mạnh của bạn là gì – 5 lưu ý bạn phải nhớ

Điểm mạnh của bản thân là gì? Là một câu hỏi chắc chắn mỗi ứng viên sẽ được nhà tuyển dụng hỏi trong các buổi phỏng vấn của mình. Thông qua câu trả lời của bạn, họ sẽ đánh giá bạn có phù hợp với công việc hay không và có gắn bó lâu dài với công ty hay không. Vậy làm thế nào để trả lời câu hỏi điểm mạnh của bạn là gì khiến nhà tuyển dụng hài lòng nhất, bạn đừng bỏ lỡ những lưu ý bên dưới nhé.

Trả lời một cách cụ thể và rõ ràng

Không chỉ riêng câu hỏi điểm mạnh, tất cả câu trả lời khác của bạn cũng phải ngắn gọn và dễ hiểu. Bởi lẽ trong mỗi đợt, nhà tuyển dụng phải phỏng vấn rất nhiều ứng viên, thế nên họ chỉ muốn nghe một câu trả lời cụ thể, rõ ràng và mang đầy đủ nội dung nhất của bạn thay vì những câu trả lời dài dòng, lan man và không có trọng tâm.

Chẳng hạn, nếu bạn có thế mạnh về kỹ năng mềm, bạn nên trình bày cụ thể kỹ năng đó ví dụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán…đồng thời đưa ra một vài ví dụ dẫn chứng cụ thể giúp nhà tuyển dụng tin tưởng bạn.

Hơn thế nữa, điểm mạnh mà bạn trình bày phải tương ứng với những điều bạn đã ghi trong CV của mình, tránh trường hợp đưa ra những ưu điểm hoàn toàn không liên quan đến những điều trong CV, bởi trước khi phỏng vấn người tuyển dụng đã xem xét qua hồ sơ của bạn.

Nêu bật điểm mạnh của bạn

Trong một số trường hợp, ứng viên thường đưa ra những điểm mạnh quá chung chung hay đó là những điều bình thường mà ai cũng có được. Bạn lưu ý nên trình bày những điểm thật sự nổi trội của bản thân mà rất ít người có được nhằm tạo nên sự khác biệt.

Phải liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển

Không phải tất cả các điểm mạnh của bản thân bạn đều trình bày hết, mà thay vào đó phải biết chọn lựa và sàng lọc ra những điểm nổi bật nhất có liên quan đến công việc. Khi trình bày quá nhiều những điểm mạnh, nhưng đó không phục vụ cho công việc của bạn, thì nhà tuyển dụng cũng không muốn nghe và họ sẽ không đánh giá cao về phần trả lời của bạn.

Đơn cử, khi bạn phỏng vấn vào vị trí nhân viên tư vấn bán hàng, bạn phải thể hiện cho nhà tuyển dụng biết điểm mạnh của bạn ở kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và thuyết phục khách hàng. Có như thế, người phỏng vấn sẽ nhận thấy bạn phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển.

Không nên quá tự cao về bản thân

Có nhiều ứng viên nghĩ rằng trình bày càng nhiều điểm mạnh của bản thân càng tốt, dẫn đến việc bạn quá phô trương, tự cao về bản thân hoặc cho rằng mình không có điểm yếu gì. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhà tuyển dụng loại bạn và trao cơ hội cho những ứng viên khác. Bởi vì họ luôn muốn tuyển một nhân viên biết nhận ra những khuyết điểm của bản thân và biết cách khắc phục hơn là những ứng viên quá tự cao về mình.

Thế nên, khi trả lời câu hỏi điểm mạnh của bạn là gì, bạn nên trình bày một cách trung thực và đúng sự thật. Trong trường hợp, bạn là một người có rất nhiều ưu điểm, thì hãy nói một cách khiêm tốn và tiết chế bản thân, đừng tạo cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đang quá phô trương về mình.

Cung cấp hồ sơ tham khảo

Bên cạnh trình bày điểm mạnh bằng lời nói, bạn có thể đưa ra những hồ sơ tham khảo để chứng minh, đó là những dẫn chứng cụ thể giúp nhà tuyển dụng ấn tượng về bạn. Chẳng hạn, nếu bạn có điểm mạnh về ngoại ngữ và từng tham gia các cuộc thi ngoại ngữ và đạt kết quả cao, bạn có thể đưa những hồ sơ này cho nhà tuyển dụng tham khảo. Đó sẽ là một điểm cộng lớn khi trình bày về điểm mạnh của mình.

Nếu bạn chuẩn bị có một buổi phỏng vấn sắp tới, thì đừng quên lưu ngay những thông tin trên. Với những chia sẻ trong bài viết, chắc chắn bạn sẽ biết cách trả lời câu hỏi điểm mạnh của bạn là gì khiến nhà tuyển dụng ấn tượng và hài lòng nhất về bạn.

Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm được đánh giá cao

cách viết cv

Viết CV xin việc khi bản thân chưa có kinh nghiệm sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng không biết nên viết như thế nào mới được đánh giá cao. Chúng tôi hiểu rằng đây là nỗi niềm của nhiều bạn sinh viên chuẩn bị ra trường cho nên, bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những tips nhỏ khi viết CV cho người chưa có kinh nghiệm nhưng vẫn được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Hãy viết CV với ngôn ngữ phổ thông, chuyên nghiệp

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thì hãy thu hút nhà tuyển dụng bằng lối viết chuyên nghiệp của mình. Trong bản CV, bạn không nên sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương mà hãy dùng ngôn ngữ phổ thông. Ngoài ra, bạn cũng không nên chèn tiếng Anh vào bản CV của mình.

Bên cạnh đó, cách trình bày cũng rất quan trọng, hãy trình bày gọn gàng, sạch sẽ với phông chữ phổ biến như Arial hay Times New Roman. Sử dụng những loại giấy in chất lượng cũng là cách giúp cho nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp của bạn. Nếu bạn cảm thấy tự tin với khả năng sáng tạo của mình, tự làm một bản CV độc đáo thể hiện được tính cách của bạn sẽ là cách tạo điểm nhấn trong hàng loạt những bản CV hiện nay.

  • Bằng cấp, giải thưởng hay chứng nhận cho thành tích sẽ giúp bạn thể hiện được giá trị của mình

Đối với những bạn sinh viên vừa ra trường hay chuẩn bị tốt nghiệp, khi kinh nghiệm làm việc chưa có thì chính những bằng cấp, giải thưởng hay chứng nhận thành tích mà bạn đạt được trong suốt quãng đường ngồi trên ghế nhà trường chính là thế mạnh ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Cho nên hãy thể hiện nó trong bảng CV của mình.

Ngoài ra, học vấn cũng là điều giúp bạn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy giá trị, khả năng mà bạn có được. Cho nên, kết quả học tập cùng số điểm tổng kết là phần mà bạn không nên bỏ qua. Bên cạnh đó, ghi thông tin thời gian tốt nghiệp nếu bạn đã ra trường và khoảng thời gian dự kiến tốt nghiệp nếu bạn vẫn còn là sinh viên. Đừng quên ghi ngành học, chuyên ngành hay bất kỳ khóa học liên quan nào để nhà tuyển dụng xác định được chuyên môn của bạn có phù hợp hay không nhé.

  • Kỹ năng, điểm mạnh chính là nền tảng của bạn

Trong CV cho người chưa có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt lưu ý đến những kỹ năng, điểm mạnh mà người đó có được. Cho nên, hãy trau dồi nó trong suốt quãng thời gian đi học và thể hiện thật rõ ràng, chính xác những kỹ năng, điểm mạnh mà bạn có được. Những kỹ năng phổ biến bạn nên có như tin học văn phòng, ngoại ngữ, giao tiếp,… cùng những kỹ năng riêng theo từng lĩnh vực cụ thể.

  • Thể hiện khoảng thời gian không có việc làm một cách hợp lý

Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ thắc mắc về khoảng thời gian không có việc làm của bạn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn được khuyên là hãy khéo léo che dấu đi sự thật rằng bạn không thể kiếm được việc làm bằng những lý do tích cực, ví dụ như dành để đi du lịch, hoạt động từ thiện hay tham gia một khóa học nào đó,…

  • Thành thật với kinh nghiệm của mình

Mặc dù nhà tuyển dụng sẽ luôn cần những ứng viên có nhiều kinh nghiệm tương đương với vị trí mà họ đang tuyển dụng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn sẽ nói dối trong bản CV của mình. Bởi vì bạn sẽ dễ dàng bị lật tẩy bởi những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp hoặc sự việc cũng sẽ bị bại lộ khi thực hiện phỏng vấn trực tiếp. Và đây có thể là cản trở đối với bạn cho những lần ứng tuyển về sau.

Cho nên, hãy trung thực với kinh nghiệm của mình và bạn có thể bổ sung khoảng trống bằng những kỹ năng, bằng sự đam mê, yêu thích với công việc đó. Chắc hẳn bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ ưu tiên cho những bạn có niềm đam mê, sự ham học hỏi và ý chí tiến thủ trong sự nghiệp của mình.

Sẽ có nhiều khó khăn hơn khi bạn tìm kiếm việc làm mà chưa có nhiều kinh nghiệm trong tay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không thể. Chỉ cần một chút khéo léo với sự chân thành, ham học hỏi của mình, bạn sẽ chinh phục được những nhà tuyển dụng khó tính nhất. Bài viết này mong rằng sẽ có ích giúp bạn hoàn thiện CV cho người chưa có kinh nghiệm.

Giới thiệu bản thân trong CV thế nào thu hút nhà tuyển dụng?

Giới thiệu bản thân trong CV thế nào thu hút nhà tuyển dụng?

CV được xem là công cụ trực tiếp giúp nhà tuyển dụng nhận biết được bạn là ai? Bạn như thế nào? Chính vì thế mà cách giới thiệu bản thân trong CV đặc biệt quan trọng. Một số trường hợp, bạn không biết cách trình bày CV khiến nhà tuyển dụng không đánh giá cao về bạn. Vậy cần phải trình bày như thế nào để thật ấn tượng? Câu hỏi này không quá khó nếu bạn biết được đâu là nội dung nên và không nên đưa vào bản CV của mình.

Dưới đây là những nội dung không thể thiếu khi giới thiệu bản thân trong CV mà bạn cần lưu ý nhằm thu hút nhà tuyển dụng của mình.

  1. Thông tin cá nhân

Nội dung đầu tiên mà bạn không nên bỏ qua chính là thông tin cá nhân. Bởi đây là những thông tin giới thiệu bản thân cơ bản, giúp nhà tuyển dụng xác định được bạn là ai. Trong đó, những thông tin bạn cần đề cập có thể kể đến như:

Họ tên: Phần này chắc hẳn ai cũng biết nó cần thiết phải đưa vào trong CV của mình. Bạn nên ghi rõ, đầy đủ họ tên cùng chữ lót của mình. Nếu được, hãy viết in hoa toàn bộ tên của mình.

Ngày tháng năm sinh: Phần này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định độ tuổi của bạn, từ đó giúp họ biết được bạn có phù hợp với yêu cầu của mình hay không. Bởi trong một số trường hợp, vị trí tuyển dụng có yêu cầu về độ tuổi của ứng viên, nếu bạn không thể hiện đầy đủ, rõ ràng, nhà tuyển dụng có thể bỏ qua bạn khi tuyển chọn.

Tình trạng hôn nhân: Cũng tương tự ngày tháng năm sinh, đây là những nội dung cơ bản mà nhà tuyển dụng muốn biết về bạn.

Thông tin liên lạc: Một số thông tin liên lạc cần thiết phải có như địa chỉ nơi ở hiện tại của bạn, số điện thoại, mail cá nhân đang dùng. Nếu thông tin tuyển dụng có yêu cầu link trang facebook cá nhân hay instagram cá nhân,… thì bạn cũng nên đưa vào cho phù hợp. Bạn cần đảm bảo đây là những thông tin chính xác, nghiêm túc,… vì nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để liên lạc khi cần thiết hoặc tìm hiểu thêm thông tin. Những quy chuẩn về cách đặt mail hay tên trang mạng xã hội bạn có thể tìm hiểu thêm trên internet nhé.

Mặc dù đây là phần đầu tiên cần có, tuy nhiên, bạn cần sắp xếp nội dung hợp lý, ngắn gọn và đầy đủ thông tin cần thiết, tránh giới thiệu dài dòng, lan man. Và thông thường, phần này chỉ chiếm một khoảng diện tích nhỏ trong bảng CV của bạn.

  • Đoạn giới thiệu ngắn về bản thân

Trong những bảng CV phổ thông, đây là phần thường được lược bỏ. Tuy nhiên, để tạo sự thu hút, bạn nên bổ sung thêm phần này vào bản CV của mình. Nó sẽ là một đoạn văn ngắn chỉ từ 60 – 100 từ nói về những giá trị cốt lõi nhất của bạn. Đoạn giới thiệu này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được bạn có gì? Giá trị của bạn ở đâu? Từ đó chinh phục tuyệt đối các nhà tuyển dụng.

Khi viết đoạn văn giới thiệu này, bạn chỉ nên sử dụng câu chữ ngắn gọn, súc tích, tránh dài dòng không cần thiết. Hãy để họ thấy được điểm mạnh của bạn phù hợp như thế nào với yêu cầu mà họ đang cần, những kinh nghiệm mà bạn đã có cũng như chí tiến thủ, sự ham học hỏi của bạn,…

  • Mục tiêu nghề nghiệp của bạn

Phần này rất cần thiết trong những bản CV xin việc. Đây sẽ là nội dung cho thấy sự nghiêm túc trong công việc, ý chí tiến thủ của bạn. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự nghiêm túc của bạn với vị trí ứng tuyển đó. Đồng thời thể hiện những giá trị của bản thân, những lợi ích họ sẽ có được nếu lựa chọn bạn.

Với phần này, bạn hãy đi thẳng vào vấn đề chính là mục tiêu mà bạn hướng đến. Cần có mục tiêu trong ngắn hạn cũng như mục tiêu dài hạn trong quá trình làm việc của mình.

  • Những kỹ năng, phẩm chất mà bạn có

Với những kỹ năng, phẩm chất mà bạn giới thiệu trong CV, nhà tuyển dụng có thể xác định được liệu bạn có thực sự phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Chính vì thế, hãy làm nổi bật phần này trong CV của mình.

Hãy cố gắng nghiên cứu thật kỹ mô tả công việc của nhà tuyển dụng, sau đó chắc lọc những kỹ năng, phẩm chất của bản thân và đề cập thật hợp lý. Những kỹ năng cơ bản như tin học, ngoại ngữ, giao tiếp,… chính là những kỹ năng mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu đối với ứng viên của mình.

Việc giới thiệu bản thân trong CV sẽ không quá khó nếu bạn nắm được những nội dung cần thiết mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Hy vọng bài viết này mang đến cho bạn những thông tin cần thiết.