Cần chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn?

chuan bi gi khi phong van

Chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ trước buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Thông thường, trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn thường cảm thấy hoang mang và lo lắng, nên sẽ “quên trước quên sau” và không chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ. Và chắc chắn nhiều ứng viên sẽ thắc mắc và không biết cần chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

Trang phục phỏng vấn

Yếu tố đầu tiên mà nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên đó chính là trang phục. Tùy thuộc vào công ty và công việc ứng tuyển, bạn nên lựa chọn cho mình một bộ trang phục phù hợp. Đối với những công ty nhà nước, quần tây hoặc chân váy kết hợp với áo sơ mi trắng là phù hợp nhất. Đối với công ty start-up năng động trẻ trung, làm về lĩnh vực design marketing thì bạn có thể mặc đầm váy tùy sở thích. Cho dù là mặc trang phục gì, bạn cũng nên lưu ý phải lịch sự, gọn gàng và sạch sẽ.

Chuẩn bị một vài câu trả lời

Một số ứng viên thường cảm thấy lúng túng và không tự tin khi gặp phải những câu hỏi khó từ nhà tuyển dụng. Thế nên, trước khi đi phỏng vấn bạn có thể tìm hiểu qua một số câu hỏi và chuẩn bị trước câu trả lời cho mình. Việc này sẽ giúp ứng viên cảm thấy tự tin hơn khi đối mặt với nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên chuẩn bị ý chính để trả lời thay vì học thuộc lòng. Bởi khi đó chỉ cần bạn quên một chữ là quên luôn cả câu trả lời của mình. Hơn thế nữa, hãy trả lời chân thành, tuyệt đối không sao chép lại những câu trả lời trên mạng, đó chỉ là những gợi ý để bạn làm phong phú câu trả lời của mình mà thôi. Và nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp nếu như phát hiện bạn học thuộc lòng câu trả lời của người khác.

Chuẩn bị một số câu hỏi

Trước khi đến buổi phỏng vấn, ứng viên có thể chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng, chẳng hạn những câu hỏi về lương, thưởng, quy định tại công ty hoặc hỏi những điều bạn thắc mắc liên quan đến công việc. Áp dụng phương pháp SMART để chuẩn bị trước khi phỏng vấn.

Thông thường vào cuối buổi phỏng vấn, người tuyển dụng sẽ hỏi bạn “Bạn có câu hỏi gì muốn hỏi hay không?” Tuy nhiên, trong lúc căng thẳng bạn có thể không biết sẽ hỏi gì, vì thế hãy ghi chép lại ngay những câu mình muốn hỏi trước khi đi phỏng vấn nhé!

Tinh thần cởi mở và thân thiện

Cần chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn? Một tinh thần vui vẻ và cởi mở là điều bạn cần chuẩn bị khi phỏng vấn ở bất kỳ công ty nào. Điều này vừa giúp bạn cảm thấy tự tin, và khi đã có sự tự tin ứng viên sẽ hoàn thành mọi việc một cách tốt nhất. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng về bạn. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn rất coi trọng buổi phỏng vấn này và mong muốn được làm việc tại công ty.

Ngoài ra, khi người phỏng vấn đặt câu hỏi, bạn nên trả lời một cách cởi mở, chân thành và đúng sự thật. Nếu nhận được những góp ý từ họ thì nên đón nhận một cách vui vẻ và xem đó như những bài học giúp bạn có thể tích lũy cho công việc của mình.

Chuẩn bị hồ sơ xin việc

Có một vài công ty sẽ yêu cầu bạn chuẩn bị hồ sơ xin việc bao gồm CV, sơ yếu lý lịch, bằng cấp chuyên môn đến buổi phỏng vấn. Tùy theo yêu cầu của công ty mà bạn phải chuẩn bị đầy đủ. Đựng tất cả hồ sơ vào một tệp lớn, tránh trường hợp thất lạc. Hơn thế nữa, việc đựng hồ sơ gọn gàng cũng thể hiện được sự lịch sự và tôn trọng của bạn dành cho nhà tuyển dụng.

Đối với ứng viên, mỗi buổi phỏng vấn có ý nghĩa rất lớn, nó có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn sau này. Nhưng không vì thế, mà bạn quá lo lắng thay vào đó hãy luôn giữ một tinh thần lạc quan, tự tin và cởi mở. Hy vọng với bài viết trên đây, bạn sẽ biết cần chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn, qua đó giúp bản thân có được một buổi phỏng vấn tốt nhất. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ cũng sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng và họ sẽ đánh giá cao về bạn.

Lựa chọn học tiếng Trung có dễ xin việc không ?

hoc tieng trung co de xin viec khong

Tiếng Trung hiện nay là một ngôn ngữ được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Thế nhưng các bạn vẫn có thắc mắc liệu học tiếng Trung có dễ xin việc không?

Hiện nay, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ thứ hai phổ biến mà bất kỳ bạn trẻ nào cũng phải có. Tuy nhiên, để tăng khả năng cạnh tranh, chắc chắn bạn phải lựa chọn học thêm một ngoại ngữ thứ ba. Và một trong số những ngoại ngữ được lựa chọn có tiếng Trung.

Tuy nhiên, các bạn vẫn thắc mắc không biết học tiếng Trung có dễ xin việc không? Hiểu rằng đây là thắc mắc của khá nhiều bạn trẻ cho nên bài viết này muốn cung cấp đến bạn một số thông tin cơ bản nhằm giúp bạn giải đáp được thắc mắc đó.

Học tiếng Trung mang đến cho bạn những lợi ích gì?

Trước khi xét đến việc học tiếng Trung có dễ xin việc không thì chúng ta cùng bàn đến những lợi ích của việc học tiếng Trung nhé. Tiếng Trung được xem là một trong số ít ngôn ngữ tượng hình, khi chữ viết không chữ dụng bảng chữ cái alphabet với thanh điệu, phát âm và ký tự rất phức tạp và khó nhớ. Chính điều này khiến tiếng Trung rất khó để học. Tuy nhiên, khi bạn đã chinh phục được ngôn ngữ này, bạn sẽ thấy nó mang đến cho bạn nhiều lợi ích khác nhau.

Trước tiên phải kể đến lịch sử văn hóa của đất nước Trung Quốc với hơn 5000 năm lịch sử. Qua nhiều bộ phim của đất nước này chắc hẳn bạn đã biết được họ có nền văn hóa như thế nào cũng như lịch sử của họ. Tuy nhiên, số lượng sách báo, tài liệu của Trung Quốc được dịch sang ngôn ngữ nước ta không nhiều. Cho nên, khi bạn biết được ngôn ngữ của họ đồng nghĩa bạn tiếp cận được kho tàng sách vở, phim ảnh của Trung Quốc. Điều này rất tuyệt vời phải không?

Ngoài ra, Trung Quốc là đất nước đông dân nhất thế giới, với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế như hiện nay thì việc bạn biết được ngôn ngữ của họ, cơ hội được tiếp cận, làm việc của bạn cũng rộng mở hơn rất nhiều. Từ đó có được những thành công riêng cho bản thân mình.

Cơ hội việc làm khi lựa chọn học tiếng Trung

Như trên đã đề cập, Trung Quốc là đất nước có tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ. Khi họ trở thành cường quốc kinh tế, các doanh nghiệp Trung Quốc không chỉ phát triển tại quê nhà mà còn mở công ty, lập xưởng tại nhiều quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam. Từ đó cho thấy cơ hội việc làm cho những công ty này là rất cao và đặc biệt, nếu bạn biết tiếng Trung thì đó chính là lợi thế tuyệt vời.

Ngoài ra, đất nước với 2 tỉ dân này có nhu cầu du lịch rất lớn, hàng năm có hàng triệu lượt khách du lịch sang nước ta. Đồng thời, nhu cầu du lịch của người Việt Nam sang Trung Quốc trong những năm gần đây tăng mạnh đáng kể. Như vậy bạn có thể thấy được cơ hội việc làm trong ngành du lịch khi bạn sở hữu vốn ngoại ngữ tiếng Trung là như thế nào rồi nhỉ?

Những công việc mà bạn có thể lựa chọn khi học tiếng Trung

  1. Phiên – Biên dịch viên

Như trên đã đề cập, số lượng các công ty, nhà máy của Trung Quốc đặt tại nước ta rất lớn. Nếu bạn có trình độ tốt cùng chứng chỉ tiếng Trung thì cơ hội việc làm cho ngành phiên – biên dịch dành cho bạn là không bao giờ thiếu với mức lương ổn định.

  • Làm trong ngành du lịch

Nếu bạn biết tiếng Trung có thể lựa chọn làm trong ngành du lịch với các vị trí như hướng dẫn viên, điều hành hay nhân viên kinh doanh. Đây được xem là một cơ hội việc làm rất tốt cho các bạn trẻ theo học tiếng Trung, đồng thời mang lại cho bạn nguồn thu nhập ổn định.

  • Làm giáo viên tiếng Trung

Nhu cầu học tiếng Trung trong thời điểm hiện tại khá cao, cho nên bạn có thể lựa chọn làm giáo viên tiếng Trung cho các trung tâm ngoại ngữ hay tự lập cơ sở dạy học riêng cho mình đều mang đến khả năng thành công cao.

  • Làm việc trong các công ty Trung Quốc

Khi các công ty Trung Quốc sang đặt trụ sở tại Việt Nam thì chắc chắn sẽ có nhu cầu tuyển dụng lao động. Nếu bạn có chuyên môn nghiệp vụ cùng tiếng Trung thì có thể ứng tuyển vào các vị trí tại đây. Bạn sẽ có được một công việc ổn định, chế độ đãi ngộ tốt cùng mức lượng khủng đấy nhé.

  • Tự buôn bán, đánh hàng

Xu hướng nhập hàng từ Quảng Châu, Trung Quốc phát triển rầm rộ trong những năm trở lại đây vì chất lượng tốt, mẫu mã đẹp cùng giá cả phải chăng. Và việc bạn biết tiếng Trung sẽ gỡ bỏ rào cản ngôn ngữ, từ đó tự mình đánh hàng mà không cần phải nhờ đến bên thứ ba giúp đỡ.

Như vậy bạn đã biết được học tiếng Trung có dễ xin việc không? Bên cạnh đó, không chỉ là tiếng Trung mà bất kỳ một ngôn ngữ nào khác đều có nhu cầu tuyển dụng riêng của nó. Chỉ cần bạn rèn luyện trình độ của mình thật tốt thì chắc chắn sẽ tìm được một công việc tốt cho bản thân mình.

Cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn đúng mực cho ứng viên

hỏi thăm kết quả phỏng vấn

Cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn cũng quan trọng không kém với với buổi phỏng vấn của bạn. Cho nên hãy đảm bảo mình biết cách hỏi thăm sao cho đúng mực.

Thăm hỏi kết quả sau buổi phỏng vấn là công việc thường bị bỏ qua, tuy nhiên, các ứng viên không hề biết rằng, đây lại là bước giúp họ để lại ấn tượng đẹp với nhà tuyển dụng của mình. Khi bạn thể hiện sự quan tâm cũng như theo dõi đến quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hiểu rằng bạn thực sự nghiêm túc với vị trí mà họ đang tuyển dụng.

Nếu bạn là một ứng viên vừa trải qua buổi phỏng vấn, hãy tham khách cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn đúng mực dưới đây để biết được mình nên làm gì sau khi kết thúc buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng.

  1. Hỏi thăm ngày có kết quả phỏng vấn

Việc đầu tiên bạn cần thực hiện đó chính là hỏi thăm ngày dự kiến có kết quả phỏng vấn sau khi vừa kết thúc buổi phỏng vấn của mình. Việc này sẽ giúp bạn xác định được thời gian mình có thể liên hệ với nhà tuyển dụng để hỏi thăm nếu không nhận được phản hồi từ họ. Qua đó giúp bạn tránh được việc liên lạc quá dồn dập, gây phiền toái cho nhà tuyển dụng khi bạn muốn biết kết quả phỏng vấn.

  • Hỏi thăm cách thức liên hệ để theo dõi thông tin

Bởi vì mỗi doanh nghiệp sẽ có cách thức liên hệ phổ biến khác nhau: có doanh nghiệp sử dụng điện thoại làm phương tiện liên lạc chính nhưng cũng có doanh nghiệp sẽ thông báo qua mail. Cho nên bạn hãy hỏi thăm để có cách liên hệ cho phù hợp. Như vậy vừa giúp bạn nhanh chóng biết được kết quả vừa khiến nhà tuyển dụng hài lòng vì cách làm việc của bạn.

  • Liên lạc với nhà tuyển dụng để hỏi thăm kết quả

Với mỗi cách thức liên hệ khác nhau bạn sẽ có những cách trao đổi với nhà tuyển dụng khác nhau. Cho nên, bạn cần đảm bảo rằng mình biết cách giao tiếp sao cho phù hợp và không khiến nhà tuyển dụng khó chịu. Dưới đây là một số gợi ý cho mỗi phương thức liên lạc mà bạn có thể tham khảo:

Bằng điện thoại: Mặc dù khi sử dụng điện thoại, bạn có thể biết được kết quả ngay lập tức, tuy nhiên, trường hợp làm phiền khi gọi không đúng lúc cũng có khả năng xảy ra rất cao. Và để tránh được tối đa việc đó, bạn hãy chú ý đến thời gian gọi điện, hợp lý nhất là sau ít nhất một ngày so với ngày được thông báo sẽ có kết quả phỏng vấn. Ví dụ nếu họ nói rằng ngày 5 sẽ có kết quả, vậy thì tốt nhất bạn hãy liên hệ vào ngày 6.

Khi điện thoại đã được kết nối, bạn hãy giới thiệu bản thân, mục đích gọi điện thoại cũng như thông tin về buổi phỏng vấn như ngày giờ, vị trí phỏng vấn. Sau đó hỏi thăm liệu bạn muốn biết thông tin về kết quả phỏng vấn có tiện hay không? Nếu được, hãy hỏi thăm kết quả của bạn. Nếu chưa có, bạn hãy thể hiện rằng bản thân vẫn đang quan tâm đến vị trí công việc này và nếu có thể, hãy hỏi liệu rằng bạn vẫn còn có cơ hội hay không. Sau đó, hãy hẹn thời gian dự kiến sắp tới mà bạn có thể liên lạc để biết được kết quả cuối cùng, ví dụ như hai ngày sau hay một tuần sau. Cảm ơn và kết thúc cuộc gọi.

Nếu trong trường hợp người bắt máy không phụ trách mảng kết quả phỏng vấn, bạn hãy hỏi thăm khoảng thời gian nào thì bạn có thể gặp được người đó một cách khéo léo, sau đó cảm ơn và đợi đến thời gian phù hợp để liên lạc lại.

Bằng email: Đây được xem là cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn phù hợp nhất. Bạn hãy gửi email hỏi thăm vào ngày có kết quả phỏng vấn nếu được thông báo. Còn không, hãy gửi email sau 7 – 10 ngày kể từ ngày phỏng vấn của bạn. Và nếu trong trường hợp sau một tuần mà bạn vẫn chưa nhận được email phản hồi, hãy gọi điện thoại để hỏi thăm kết quả cũng như xác minh rằng email bạn gửi nhà tuyển dụng có nhận được hay không.

Khi viết email, bạn cần chú ý ngôn từ của mình sao cho phù hợp, lịch sự và chuyên nghiệp. Bắt đầu với lời chào, lời tự giới thiệu về bản thân, về thời gian và vị trí phỏng vấn của mình. Sau đó nêu mục đích của bức thư này cũng như gửi lời cảm ơn về buổi phỏng vấn. Kết thúc, hãy để lại thông tin liên lạc của bản thân như số điện thoại, email,… Đừng quên thể hiện sự mong đợi phản hồi từ nhà tuyển dụng ở cuối mail nhé.

Để lại ấn tượng tốt đẹp trong suốt quá trình phỏng vấn sẽ giúp bạn nâng cao cơ hội được tuyển dụng. Và nếu bạn không biết cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn, rất có thể bạn sẽ để mất cơ hội mà bản thân mong chờ này. Cho nên, hãy chú trọng không những cho buổi phỏng vấn mà cả cách bạn muốn biết kết quả như thế nào.

Tham khảo những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp

cau hoi phong vien nhan vien ban hang

Phỏng vấn nhân viên bán hàng sẽ có những câu hỏi thường gặp mà nếu bạn có sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn tự tin chinh phục các nhà tuyển dụng của mình.

Bất kỳ vị trí nào mà bạn ứng tuyển cũng nên có sự chuẩn bị kỹ trước khi bước vào buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Bước này sẽ giúp bạn có được sự tự tin cũng như chủ động trước những câu hỏi mà phía tuyển dụng đưa ra. Với vị trí nhân viên bán hàng cũng vậy, nếu có sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn vượt qua hàng trăm bạn ứng viên khác để dành sự thành công cho mình.

Ngoài các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp cũng như những câu hỏi về giới thiệu bản thân, về điểm mạnh điểm yếu thì dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp. Bạn có thể tham khảo để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.

  1. Mục tiêu trong công việc của bạn là gì?

Khi bắt gặp câu hỏi này, bạn có thể vận dụng ngay phần mục tiêu đã được thể hiện trong bản CV của mình. Bạn nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự ham học hỏi, ý chí cầu tiến của bạn cũng như kế hoạch phát triển gắn liền với vị trí bán hàng của mình. Một điều bạn nên lưu ý chính là nên đưa mục tiêu phát triển doanh số bán hàng cũng như sự phát triển của công ty vào mục tiêu của mình. Bởi vì đây là điều mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng đều mong muốn về ứng viên của mình.

  • Một nhân viên bán hàng giỏi nên có những kỹ năng nào?

Nhiệm vụ của một nhân viên bán hàng chính là bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt. Cho nên, kỹ năng cần thiết đầu tiên của một nhân viên bán hàng giỏi chính là khả năng thuyết phục khách hàng lựa chọn và mua sản phẩm của công ty càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó, những kỹ năng khác như giao tiếp, giải quyết tình huống, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng,… cũng là những kỹ năng mà một nhân viên bán hàng cần rèn luyện.

  • Bạn đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương?

Đây cũng là một trong những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng phổ biến mà những nhà tuyển dụng hay đặt ra. Chia sẻ những công việc mà bạn đã làm trước đây cũng như những vị trí tương đương sẽ là bằng chứng rõ nhất về năng lực, kinh nghiệm làm việc của bạn. Ngoài những công việc đã làm cùng thời gian cụ thể, bạn hãy chia sẻ cả những bài học, kinh nghiệm rút ra từ những công việc đó. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được thái độ nghiêm túc, cầu thị mà bạn dành cho công việc của mình.

Tuy nhiên, bạn hãy thành thật với kinh nghiệm của mình, không nên cố tình nói dối, bởi vì chỉ cần hỏi một vài vấn đề sâu hơn, nhà tuyển dụng sẽ phát hiện được sự không thành thật.

  • Nếu gặp khách hàng khó tính, bạn sẽ xử lý thế nào?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết khả năng giao tiếp, xử lý tình huống của bạn như thế nào, cho nên, hãy vận dụng khả năng, kinh nghiệm mà bản thân có để có được câu trả lời hay, phù hợp nhất. Lưu ý dành cho bạn là khách hàng vẫn luôn rất quan trọng, cho nên trong những trường hợp cho phép, thỏa mãn nhu cầu khách hàng vẫn là điều quan trọng.

  • Trong bán hàng, có được từ chối khách hàng hay không?

Nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng quyết đoán, tự chủ trong công việc của bạn với câu hỏi này. Cho nên, khi trả lời, bạn nên suy nghĩ thật kỹ để làm sao có câu trả lời phù hợp. Mặc dù khách hàng là thượng đế, tuy nhiên, sẽ có những trường hợp bạn được phép từ chối khách hàng của mình. Nhưng khi từ chối, bạn phải có đủ lý lẽ thuyết phục để trả lời cho khách lẫn quản lý của mình.

  • Bạn có nhận xét gì về điểm yếu của mình và bạn sẽ làm gì để khắc phục điểm yếu đó?

Đây được xem là câu hỏi khó đối với mỗi ứng viên, tuy nhiên nó lại là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng biết được bạn hiểu bản thân bao nhiêu và có dám đối mặt với thách thức riêng của mình. Bạn hãy thành thật với điểm yếu của mình và có hướng khắc phục hợp lý. Tuy nhiên, những điểm yếu liên quan trực tiếp đến công việc bán hàng như giao tiếp kém hoặc sợ người lạ,… là những điều mà một nhân viên bán hàng cần phải khắc phục được và chắc chắn bạn không nên thể hiện nó trước mặt nhà tuyển dụng.

Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp, hy vọng sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất, từ đó phát huy năng lực bản thân trước nhà tuyển dụng. Chúc bạn ứng tuyển thành công.

Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm được đánh giá cao

cách viết cv

Viết CV xin việc khi bản thân chưa có kinh nghiệm sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng không biết nên viết như thế nào mới được đánh giá cao. Chúng tôi hiểu rằng đây là nỗi niềm của nhiều bạn sinh viên chuẩn bị ra trường cho nên, bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những tips nhỏ khi viết CV cho người chưa có kinh nghiệm nhưng vẫn được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Hãy viết CV với ngôn ngữ phổ thông, chuyên nghiệp

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thì hãy thu hút nhà tuyển dụng bằng lối viết chuyên nghiệp của mình. Trong bản CV, bạn không nên sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương mà hãy dùng ngôn ngữ phổ thông. Ngoài ra, bạn cũng không nên chèn tiếng Anh vào bản CV của mình.

Bên cạnh đó, cách trình bày cũng rất quan trọng, hãy trình bày gọn gàng, sạch sẽ với phông chữ phổ biến như Arial hay Times New Roman. Sử dụng những loại giấy in chất lượng cũng là cách giúp cho nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp của bạn. Nếu bạn cảm thấy tự tin với khả năng sáng tạo của mình, tự làm một bản CV độc đáo thể hiện được tính cách của bạn sẽ là cách tạo điểm nhấn trong hàng loạt những bản CV hiện nay.

  • Bằng cấp, giải thưởng hay chứng nhận cho thành tích sẽ giúp bạn thể hiện được giá trị của mình

Đối với những bạn sinh viên vừa ra trường hay chuẩn bị tốt nghiệp, khi kinh nghiệm làm việc chưa có thì chính những bằng cấp, giải thưởng hay chứng nhận thành tích mà bạn đạt được trong suốt quãng đường ngồi trên ghế nhà trường chính là thế mạnh ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Cho nên hãy thể hiện nó trong bảng CV của mình.

Ngoài ra, học vấn cũng là điều giúp bạn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy giá trị, khả năng mà bạn có được. Cho nên, kết quả học tập cùng số điểm tổng kết là phần mà bạn không nên bỏ qua. Bên cạnh đó, ghi thông tin thời gian tốt nghiệp nếu bạn đã ra trường và khoảng thời gian dự kiến tốt nghiệp nếu bạn vẫn còn là sinh viên. Đừng quên ghi ngành học, chuyên ngành hay bất kỳ khóa học liên quan nào để nhà tuyển dụng xác định được chuyên môn của bạn có phù hợp hay không nhé.

  • Kỹ năng, điểm mạnh chính là nền tảng của bạn

Trong CV cho người chưa có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt lưu ý đến những kỹ năng, điểm mạnh mà người đó có được. Cho nên, hãy trau dồi nó trong suốt quãng thời gian đi học và thể hiện thật rõ ràng, chính xác những kỹ năng, điểm mạnh mà bạn có được. Những kỹ năng phổ biến bạn nên có như tin học văn phòng, ngoại ngữ, giao tiếp,… cùng những kỹ năng riêng theo từng lĩnh vực cụ thể.

  • Thể hiện khoảng thời gian không có việc làm một cách hợp lý

Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ thắc mắc về khoảng thời gian không có việc làm của bạn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn được khuyên là hãy khéo léo che dấu đi sự thật rằng bạn không thể kiếm được việc làm bằng những lý do tích cực, ví dụ như dành để đi du lịch, hoạt động từ thiện hay tham gia một khóa học nào đó,…

  • Thành thật với kinh nghiệm của mình

Mặc dù nhà tuyển dụng sẽ luôn cần những ứng viên có nhiều kinh nghiệm tương đương với vị trí mà họ đang tuyển dụng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn sẽ nói dối trong bản CV của mình. Bởi vì bạn sẽ dễ dàng bị lật tẩy bởi những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp hoặc sự việc cũng sẽ bị bại lộ khi thực hiện phỏng vấn trực tiếp. Và đây có thể là cản trở đối với bạn cho những lần ứng tuyển về sau.

Cho nên, hãy trung thực với kinh nghiệm của mình và bạn có thể bổ sung khoảng trống bằng những kỹ năng, bằng sự đam mê, yêu thích với công việc đó. Chắc hẳn bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ ưu tiên cho những bạn có niềm đam mê, sự ham học hỏi và ý chí tiến thủ trong sự nghiệp của mình.

Sẽ có nhiều khó khăn hơn khi bạn tìm kiếm việc làm mà chưa có nhiều kinh nghiệm trong tay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không thể. Chỉ cần một chút khéo léo với sự chân thành, ham học hỏi của mình, bạn sẽ chinh phục được những nhà tuyển dụng khó tính nhất. Bài viết này mong rằng sẽ có ích giúp bạn hoàn thiện CV cho người chưa có kinh nghiệm.

Giới thiệu bản thân trong CV thế nào thu hút nhà tuyển dụng?

Giới thiệu bản thân trong CV thế nào thu hút nhà tuyển dụng?

CV được xem là công cụ trực tiếp giúp nhà tuyển dụng nhận biết được bạn là ai? Bạn như thế nào? Chính vì thế mà cách giới thiệu bản thân trong CV đặc biệt quan trọng. Một số trường hợp, bạn không biết cách trình bày CV khiến nhà tuyển dụng không đánh giá cao về bạn. Vậy cần phải trình bày như thế nào để thật ấn tượng? Câu hỏi này không quá khó nếu bạn biết được đâu là nội dung nên và không nên đưa vào bản CV của mình.

Dưới đây là những nội dung không thể thiếu khi giới thiệu bản thân trong CV mà bạn cần lưu ý nhằm thu hút nhà tuyển dụng của mình.

  1. Thông tin cá nhân

Nội dung đầu tiên mà bạn không nên bỏ qua chính là thông tin cá nhân. Bởi đây là những thông tin giới thiệu bản thân cơ bản, giúp nhà tuyển dụng xác định được bạn là ai. Trong đó, những thông tin bạn cần đề cập có thể kể đến như:

Họ tên: Phần này chắc hẳn ai cũng biết nó cần thiết phải đưa vào trong CV của mình. Bạn nên ghi rõ, đầy đủ họ tên cùng chữ lót của mình. Nếu được, hãy viết in hoa toàn bộ tên của mình.

Ngày tháng năm sinh: Phần này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định độ tuổi của bạn, từ đó giúp họ biết được bạn có phù hợp với yêu cầu của mình hay không. Bởi trong một số trường hợp, vị trí tuyển dụng có yêu cầu về độ tuổi của ứng viên, nếu bạn không thể hiện đầy đủ, rõ ràng, nhà tuyển dụng có thể bỏ qua bạn khi tuyển chọn.

Tình trạng hôn nhân: Cũng tương tự ngày tháng năm sinh, đây là những nội dung cơ bản mà nhà tuyển dụng muốn biết về bạn.

Thông tin liên lạc: Một số thông tin liên lạc cần thiết phải có như địa chỉ nơi ở hiện tại của bạn, số điện thoại, mail cá nhân đang dùng. Nếu thông tin tuyển dụng có yêu cầu link trang facebook cá nhân hay instagram cá nhân,… thì bạn cũng nên đưa vào cho phù hợp. Bạn cần đảm bảo đây là những thông tin chính xác, nghiêm túc,… vì nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để liên lạc khi cần thiết hoặc tìm hiểu thêm thông tin. Những quy chuẩn về cách đặt mail hay tên trang mạng xã hội bạn có thể tìm hiểu thêm trên internet nhé.

Mặc dù đây là phần đầu tiên cần có, tuy nhiên, bạn cần sắp xếp nội dung hợp lý, ngắn gọn và đầy đủ thông tin cần thiết, tránh giới thiệu dài dòng, lan man. Và thông thường, phần này chỉ chiếm một khoảng diện tích nhỏ trong bảng CV của bạn.

  • Đoạn giới thiệu ngắn về bản thân

Trong những bảng CV phổ thông, đây là phần thường được lược bỏ. Tuy nhiên, để tạo sự thu hút, bạn nên bổ sung thêm phần này vào bản CV của mình. Nó sẽ là một đoạn văn ngắn chỉ từ 60 – 100 từ nói về những giá trị cốt lõi nhất của bạn. Đoạn giới thiệu này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được bạn có gì? Giá trị của bạn ở đâu? Từ đó chinh phục tuyệt đối các nhà tuyển dụng.

Khi viết đoạn văn giới thiệu này, bạn chỉ nên sử dụng câu chữ ngắn gọn, súc tích, tránh dài dòng không cần thiết. Hãy để họ thấy được điểm mạnh của bạn phù hợp như thế nào với yêu cầu mà họ đang cần, những kinh nghiệm mà bạn đã có cũng như chí tiến thủ, sự ham học hỏi của bạn,…

  • Mục tiêu nghề nghiệp của bạn

Phần này rất cần thiết trong những bản CV xin việc. Đây sẽ là nội dung cho thấy sự nghiêm túc trong công việc, ý chí tiến thủ của bạn. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự nghiêm túc của bạn với vị trí ứng tuyển đó. Đồng thời thể hiện những giá trị của bản thân, những lợi ích họ sẽ có được nếu lựa chọn bạn.

Với phần này, bạn hãy đi thẳng vào vấn đề chính là mục tiêu mà bạn hướng đến. Cần có mục tiêu trong ngắn hạn cũng như mục tiêu dài hạn trong quá trình làm việc của mình.

  • Những kỹ năng, phẩm chất mà bạn có

Với những kỹ năng, phẩm chất mà bạn giới thiệu trong CV, nhà tuyển dụng có thể xác định được liệu bạn có thực sự phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Chính vì thế, hãy làm nổi bật phần này trong CV của mình.

Hãy cố gắng nghiên cứu thật kỹ mô tả công việc của nhà tuyển dụng, sau đó chắc lọc những kỹ năng, phẩm chất của bản thân và đề cập thật hợp lý. Những kỹ năng cơ bản như tin học, ngoại ngữ, giao tiếp,… chính là những kỹ năng mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu đối với ứng viên của mình.

Việc giới thiệu bản thân trong CV sẽ không quá khó nếu bạn nắm được những nội dung cần thiết mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Hy vọng bài viết này mang đến cho bạn những thông tin cần thiết.